Chi tiết

2 doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ việc chiếm được thị phần Trung Quốc ở Mỹ

2 doanh nghiệp dệt may này sẽ được hưởng lợi nhờ tỷ trọng doanh thu cao tại thị trường Mỹ do các nước đối thủ khác trên thế giới chưa có khả năng sản xuất nhanh và đa dạng.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo phân tích về ngành dệt may Việt Nam với kỳ vọng giai đoạn 2024 – 2030 sẽ tăng trưởng cao hơn mức tăng kép 4% của thế giới nhờ chiếm được thị phần của Trung Quốc ở thị trường Mỹ.

Cụ thể, các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Mỹ cao như TNG, MSH sẽ được hưởng lợi nhờ tỷ trọng doanh thu cao tại thị trường Mỹ do các nước đối thủ khác trên thế giới chưa có khả năng sản xuất nhanh và đa dạng.

2 doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ việc chiếm được thị phần Trung Quốc ở Mỹ
Thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trong cơ cấu doanh thu và sản phẩm chính

Theo khảo sát của Hiệp hội thời trang Hoa Kỳ (USFIA) về so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các nước tại Mỹ với điểm số càng cao càng tốt. Hiện tại, Việt Nam có tổng điểm số cao hơn Trung Quốc và Bangladesh cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

So với Trung Quốc, Việt Nam được đánh giá cao hơn nhờ ít rủi ro về xã hội. Điểm số sau điều chỉnh tỷ trọng cũng cho thấy Việt Nam chiếm ưu thế cao hơn. Bên cạnh đó, khảo sát các nhà cung cấp ở Mỹ cũng cho thấy Mỹ có xu hướng chuyển đổi nhà cung cấp khỏi Trung Quốc. Vì vậy, trong dài hạn, VDSC kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ chiếm dần thị phần của Trung Quốc.

So với Bangladesh, Việt Nam có lợi thế về hệ thống cảng lớn, vị trí địa lý và khả năng sản xuất đa dạng nhờ sản xuất sản phẩm giá trị cao và đa dạng như áo vest, áo khoác mùa đông, đồ bơi trong khi Bangladesh chủ yếu sản xuất đại trà sản phẩm áo thun mẫu mã cơ bản.

Đối với các nước khác như Ấn Độ, Indo và Sri Lanka thì Việt Nam đang có tốc độ giao hàng nhanh hơn cùng với khả năng sản xuất linh hoạt.

2 doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ việc chiếm được thị phần Trung Quốc ở Mỹ
Bảng đánh giá lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp tại thị trường Mỹ

Nhìn chung, Việt Nam đang đứng đầu về khả năng sản xuất sản phẩm đa dạng và nhanh chóng nhờ đầu tư máy móc và tay nghề cao. Tuy nhiên, về dài hạn, các nước khác có khả năng bắt kịp và lợi thế trên sẽ giảm dần. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất và cung ứng cũng như tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất dưới thương hiệu gốc (OBM) hoặc nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) để tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.

>> Dệt may TNG chốt đủ đơn hàng đến quý IV/2024, lãi sau thuế được dự báo cao kỷ lục

Source link