Chi tiết

Nhiều khoản công nợ mất 514 ngày để thu hồi

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã HBC – HoSE) đặt mục tiêu doanh thu năm đạt 10.800 tỷ đồng, lãi sau thuế 433 tỷ. Các chỉ tiêu này đều tích cực hơn số liệu đạt được trong năm trước đó (7.537 tỷ đồng doanh thu và lỗ ròng 1.111 tỷ).

Trong quý đầu năm, công ty lần lượt đạt 1.651 tỷ đồng doanh thu và 56,6 tỷ đồng lãi sau thuế, dù cải thiện so với cùng kỳ song đã giảm tương đối mạnh so với quý liền trước.

Hòa Bình là một tên tuổi lớn “làng thầu” xây dựng. Tuy nhiên, khoản lỗ hơn 3.000 tỷ trong hai năm gần nhất khiến tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Hòa Bình (HBC): Nhiều khoản công nợ mất mất 1,4 năm để thu hồi
Chủ tịch HĐQT Hòa Bình – ông Lê Viết Hải

Cuối quý I/2024, báo cáo hợp nhất của HBC ghi nhận tổng nguồn vốn còn 14.900 tỷ đồng – nợ phải trả hơn 14.700 tỷ và vốn chủ sở hữu chưa đến 150 tỷ đồng.

Cùng với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, việc cơ cấu nguồn lực tài chính cũng đặt cho Hòa Bình nhiều thử thách.

Trong năm 2023, tỷ lệ khoản phải thu/doanh thu của Hòa Bình tăng nhiều so với giai đoạn 2019-2022; nguyên nhân chủ yếu do doanh thu sụt giảm.

Tỷ lệ đã thu/doanh thu của công ty vẫn duy trì ở mức tốt, đạt 115% cho thấy công tác thu hồi công nợ của Hòa Bình trong năm 2023 diễn biến rất tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của bất động sản, xây dựng trong thời gian qua. Doanh nghiệp cho biết, 95% khoản đã thu của công ty mẹ đến từ khối lượng đã thực hiện, 5% còn lại đến từ thu tạm ứng.

Hòa Bình (HBC): Nhiều khoản công nợ mất mất 1,4 năm để thu hồi
Nguồn: BCTC 2023 của HBC

Doanh thu khu vực miền Nam tăng trưởng tích cực

Ghi nhận khoản mục 337 dẫn đến thời gian thu hồi công nợ bình quân của Hòa Bình tương đối lớn với 514 ngày. Nếu loại trừ khoản mục 337, thời gian được rút ngắn xuống còn 346 ngày trong năm 2023.

Hòa Bình cho biết, nguyên nhân thời gian thu hồi công nợ kéo dài là do: Hòa Bình ghi nhận khoản mục phải thu theo tiến độ hợp đồng (337) và tỷ trọng lớn của các giá trị bảo lưu trong khoản phải thu theo đặc thù ngành xây dựng.

Các vướng mắc đối với lĩnh vực bất động sản trong thời gian qua vẫn chưa được tháo gỡ (như thắt chặt tín dụng, khó khăn về pháp lý các dự án bất động sản…) đã khiến các khách hàng của Hòa Bình là các doanh nghiệp trong ngành bất động sản, khách sạn, du lịch gặp nhiều khó khăn về tài chính, dòng tiền. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho thời gian thu hồi công nợ trong năm 2023 tăng nhiều so với năm 2022 (tăng 96% so với năm 2022).

Theo ghi nhận, khoản phải thu của Xây dựng Hòa Bình hầu hết đến từ mảng xây dựng của Công ty mẹ, là một doanh nghiệp xây dựng có địa bàn hoạt động trên khắp cả nước và nước ngoài nên việc quản trị khoản phải thu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng vùng miền.

Hòa Bình (HBC): Nhiều khoản công nợ mất mất 1,4 năm để thu hồi
Nguồn: BCTC 2023 của HBC

3 năm gần nhất, cơ cấu chuyển dịch doanh thu của Hòa Bình ghi nhận sự gia tăng của mảng nhà ở (năm 2023 tăng lên mức 62% doanh thu). Trong khi đó, % khoản phải thu ở hoạt động này duy trì mức tương tự năm trước đó (48%). Ngược lại, doanh thu hoạt động xây dựng khách sạn, resort giảm về còn 5% tỷ trọng. Các hoạt động trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và hạ tầng cần nghiệp chủ yếu đi ngang (chiến lần lượt 25% và 6%).

Năm 2023, khu vực miền Nam góp cho Hòa Bình 74% doanh thu – tăng so với mức 57% của năm trước đó. Ngược chiều, doanh thu khu vực miền Bắc giảm còn 24% và miền Trung giảm còn 3%. Xét tỷ trọng khoản phải thu/doanh thu từng khu vực, Hòa Bình cho biết đang đạt hiệu quả tích cực hơn tại khu vực phía Nam trong bối cảnh doanh nghiệp làm tốt khâu đệ trình, phê duyệt hồ sơ thanh toán.

Các nguồn thu từ thị trường quốc tế vẫn là con số 0 dù doanh nghiệp đã lên kế hoạch “xuất khẩu xây dựng” trong một vài năm trước đó.

>> Tổng Giám đốc HBC: Xây dựng Hòa Bình sẽ niêm yết công ty con đang phụ trách các dự án tại nước ngoài



Source link