Chi tiết

SRF: “Vượt bão” thành công, doanh số vượt kế hoạch kinh doanh cả năm

Searefico vượt bão thành công bằng phương thức quản trị đặc biệt

Phát biểu tại đại hội cổ đông vừa được tổ chức gần đây, ông Vũ Xuân Thức – Tổng Giám Đốc CTCP Searefico (mã chứng khoán: SRF) cho biết, từ sau đại dịch Covid đến cuối năm 2023, tình hình kinh tế rất khó khăn và Searefico cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty đã tiến hành chiến lược xoay trục và tạo đột phá.

1.png

Cụ thể, lúc thị trường bất động sản còn khó khăn, kéo theo thị trường M&E trầm lắng, công ty đã rẽ hướng sang M&E phân khúc công nghiệp, tập trung vào những dự án có vốn đầu tư nước ngoài FDI, định hướng xanh, hậu cần logistics, đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, công nghệ đặc biệt. Bằng nội lực tích lũy đã lâu, chiến lược đúng đắn, SRF đã trúng thầu hàng loạt các dự án với yêu cầu cực kỳ khắt khe về mặt công nghệ, kỹ thuật và quản trị. Như dự án như nhà máy chiếu xạ Cần Thơ, Logos, nhà máy bia Calsgberg…

“Mặc dù trong năm 2023, giảm rất rõ rệt về số lượng dự án. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng minh được vị thế dẫn đầu bằng việc ký được hợp đồng với các công ty nước ngoài. Như dự án bia Calsberg và Logos có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lương rất cao, nhưng Searefico vẫn có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu này đặc biệt này. Điều này chứng tỏ sự thành công của chiến lược xoay trục sang lĩnh vực công nghiệp công nghệ và chú trọng vào dự án FDI. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tăng cường hợp tác với các đối tác lâu năm như Vinamilk, Transimex và một số khách hàng truyền thống khác, đưa quan hệ tốt đẹp vào chiều sâu, qua đó gia tăng lợi ích cho cổ đông”, ông Thức chia sẻ.

Ngoài ra, CTCP Searee một công ty con của Searefico vừa mới đưa tổng kho logistics hiện đại bậc nhất Đà Nẵng, với diện tích gần 10.000m2 vào khai thác. Dự án đã cho thuê được hầu hết diện tích chỉ trong chưa đầy 1 tháng từ sau ngày ra mắt, với giá cao hơn mặt bằng chung 20%. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế về kỹ thuật và năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, mặc dù chỉ mới thành lập khoảng 4 năm trở lại đây, nhưng Greenpan – một công ty con của Searefico đã có thể xuất khẩu panel PIR sang hàng loạt quốc gia như Nhật, Philippine, Singapore,… đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới. Ngoài ra, Searefico cũng đã có tiếp xúc với một số đối tác Nhật rất quan tâm đến các sản phẩm của công ty. Ban lãnh đạo kỳ vọng thời gian tới có thể thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản, cũng như các dự án có vốn đầu tư của quốc gia này tại Việt Nam.

SRF: “Vượt bão” thành công, doanh số vượt kế hoạch kinh doanh cả năm

Năm 2023, doanh thu của SRF là 1.644 tỷ, với sự tăng trưởng ấn tượng trên hầu hết các lĩnh vực cơ điện, lạnh công nghiệp, xây dựng và vât liệu xây dưng. Thêm vào đó, lĩnh vực hậu cần logistic sẽ mang lại doanh thu cho thuê kho là 10 tỷ/năm; điện mặt trời có doanh thu thuần từ bán điện là 6 tỷ Đặc biệt, Searefico có một công ty trong hệ sinh thái lần đầu tiên có doanh thu trên 1.000 tỷ trong năm 2023, kỳ vọng thời gian tới sẽ có nhiều đơn vị thành viên vượt mốc này.

Điểm đáng chú ý là công ty đã thoát lỗ và đạt lợi nhuận trước thuế là 7,53 tỷ. Ban lãnh đạo tập đoàn đánh giá, Searefico đã vượt bão thành công và đang hướng đến hoàn thành vượt trội hơn kế hoạch 5 năm.

Cũng tại đại hội, Ông Lê Tấn Phước – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Searefico bật mí, từ lâu, Searefico đã triển khai việc quản trị bằng văn hóa. Chính văn hóa doanh nghiệp như một liều vaccine giúp công ty đứng vững qua thời kỳ Covid và khủng hoảng bất động sản. Dù trong thời điểm khó khăn nhất, công ty cũng bao giờ nợ thuế, nợ lương hay BHXH nhưng vẫn lo đầy đủ mọi chế đô phúc lợi và kỳ nghỉ hàng năm cho nhân viên. Đặc biệt, một điểm sáng rất đáng ghi nhận là trong giai đoạn khó khăn nhất các chỉ số về năng suất lao động như doanh thu bình quân trên đầu người của tập đoàn tăng 2,5 lần so với trước Covid.

Chỉ mới tháng 6, Searefico đã vượt xa kế hoạch kinh doanh cả năm với backlog khủng

Ông Phước cho biết, thời gian tới, công ty vẫn sẽ kiên định với chiến lược xoay trục, tập trung vào các dự án FDI, tự động hóa, M&E công nghệ cao, xây dựng xanh, bất động sản công nghiệp, hậu cần logistics và các lĩnh vực có giá trị gia tăng mà công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh về trình độ công nghệ và quản lý so với các đối thủ cạnh tranh khác

Bên cạnh đó, công ty đang tích cực tìm kiếm các đối tác vốn chiến lược để cùng đồng hành tìm kiếm những thị trường mới. Ngoài ra, SRF cũng chủ trương tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty khác để mở rộng cho hệ sinh thái và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện Searefico đang làm việc với nhiều đối tác nước ngoài về vấn đề này và kỳ vọng sẽ có những bước đột phá trong thời gian tới.

“Doanh số ký hợp đồng năm 2023 là một con số rất khiêm tốn chỉ khoảng 1.116 tỷ. Tuy nhiên, công ty vừa ký được một dự án trọng điểm có giá trị hơn 1.000 tỷ ngay trước thềm đại hội, nếu cộng với backlog (khối lượng còn phải thi công còn lại) của năm ngoái chuyển sang thì đến bây giờ tổng backlog là hơn 3.000 tỷ, vượt xa kế hoạch đề ra 2.200 tỷ”, ông Lê Tấn Phước chia sẻ.

3.png

Vị chủ tịch này nói thêm, công ty đã chủ động lên kế hoạch 5 năm và tầm nhìn là đến 2028, doanh số ký hợp đồng của Searefico sẽ là 5.000 tỷ, doanh thu 4.000 tỷ, lợi nhuận sẽ đạt 230 tỷ. Dù là con số rất thách thức, nhưng với sự đồng lòng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, những mục tiêu trên không ngoài tầm với.

Nhiều hành động cụ thể cũng đã được ban lãnh đạo tiến hành để hiện thực hóa những mục tiêu kể trên. Như nghiên cứu và triển khai trí tuệ nhân tạo trong toàn tập đoàn. Việc này kỳ vọng sẽ giảm ít nhất 20% chi phí vận hành, song lại cải thiện mạnh năng suất lao động và hiệu quả công việc; hay tiến hành tối ưu hóa các loại chi phí, tích cực tìm kiếm thị trường và hợp tác với các đối tác.

>> [LIVE] Thị trường 18/6: VN-Index hồi phục, tìm kiếm nhóm ngành dẫn dắt

Source link