Chi tiết

Masan tăng tốc trên hành trình trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á

Bài dịch vụ 

Masan tăng tốc trên hành trình trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á

Sáng 18/06, tạp chí Fortune của Mỹ vừa công bố Masan Group vào bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 – Top 500 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Việc được xướng tên vào danh sách này khẳng định vị thế của Masan Group trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Doanh nghiệp vừa công bố chiến lược “Go Global”, hướng đến 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu.


Một góc văn phòng làm việc Masan Group

 

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm tạp chí Fortune ra đời với ấn bản đầu tiên được xuất bản vào năm 1955. Đây là lần đầu tiên Fortune đưa bảng xếp hạng này tới Đông Nam Á, danh sách gồm các công ty, tập đoàn từ 7 quốc gia: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines và Campuchia.

“Với danh sách 500 công ty hàng đầu Đông Nam Á lần đầu tiên được Fortune công bố, chúng tôi muốn hướng sự chú ý đến câu chuyện tăng trưởng ấn tượng của Đông Nam Á và các công ty lớn nhất đang thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển rất đa dạng của khu vực này”, ông Khoon-Fong Ang, Giám đốc Vận hành của Fortune tại khu vực Châu Á cho biết.

Để lọt được vào bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500, Công ty phải đạt ngưỡng doanh thu tối thiểu là 460.8 triệu USD. Trong lĩnh vực tiêu dùng – bán lẻ nhu yếu phẩm tại Việt Nam, Masan Group là Công ty đứng đầu trong bảng xếp hạng của Fortune với doanh thu năm 2023 đạt hơn 3.2 tỷ USD, khẳng định vị thế hàng đầu ngành tiêu dùng bán lẻ trong bối cảnh vĩ mô đầy thách thức trong năm vừa qua.

Năm 2024, lãnh đạo Masan cho biết sẽ tập trung vào phát triển Masan Consumer, thực hiện chiến lược “Go Global” để trở thành đại sứ ẩm thực đến với 8 tỷ người tiêu dùng thế giới với các thương hiệu mạnh, gia tăng định giá lên mức tỷ USD, đồng thời hướng đến 10-20% doanh thu từ thị trường toàn cầu.

Xây dựng 6 thương hiệu tỷ đô, trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á

Năm trong chiến lược tiếp cận 8 tỷ người trên toàn cầu, Masan Consumer sẽ xây dựng 6 thương hiệu tỷ USD. Thông tin do ông Trương Công Thắng – CEO Masan Consumer nêu ra trong đại hội cổ đông thường niên năm nay.

Theo ông Thắng, doanh nghiệp hiện có 5 “Big Brand” gồm CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, Wake-up. Các thương hiệu này đóng góp khoảng 150-250 triệu USD, chiếm 80% doanh thu của Masan Consumer trong 7 năm qua ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Masan, hiện thị trường FMCG Việt Nam có quy mô 32 tỷ USD, song Masan Consumer mới phục vụ khoảng 8 tỷ USD, tức chỉ chiếm 25%, tiềm năng thị trường còn rất lớn. Vì thế, chiến lược của Masan Consumer là nâng số “Big Brand” lên 6, thực hiện “Go Global” và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á.

Những thành quả ban đầu của hành trình “Go Global” – mang ẩm thực Việt Nam ra thế giới, hướng tới 8 tỷ người tiêu dùng toàn cầu, phải kể đến CHIN-SU đạt vị trí top 1 trên sàn thương mại điện tử Coupang của Hàn Quốc, vị trí top 10 trên Amazon vào năm 2023.

Bên cạnh đó, một “Big Brand” khác của Masan Consumer là Omachi cũng được ban lãnh đạo chia sẻ lộ trình trở thành thương hiệu tỷ đô bằng cách cao cấp hóa trải nghiệm mì ăn liền từ món ăn mang tính chất “thời điểm khó khăn” thành bữa ăn ngon, bổ dưỡng và thoải mái. Từ năm 2017 đến năm 2023, Omachi đã tăng gấp đôi số lượng bữa ăn phục vụ lên 544 triệu mỗi năm, thể hiện sức hấp dẫn đặc biệt đối với người tiêu dùng về trải nghiệm cao cấp. Theo đó, Omachi đặt mục tiêu mở rộng thị trường mục tiêu từ 1 tỷ USD của ngành hàng Mì ăn liền lên 17 tỷ USD của ngành hàng Thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR) với việc ra mắt Lẩu tự sôi năm 2023, Cơm tự chín Omachi trong thời gian tới.

Biên lợi nhuận vượt trội so với các công ty FMCG trong khu vực

Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2.2x tốc độ thị trường chung. Theo một báo cáo mới đây của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực. Trong năm vừa qua, Công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7,195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022.

Thu hút nhân tài trên toàn thế giới

Sở hữu đội ngũ nhân lực đông đảo lên đến gần 40,000 người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, Masan Group từ lâu đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho chiến lược nhân sự, thu hút nhân tài toàn cầu hướng đến mục tiêu “Go Global”, phục vụ người tiêu dùng toàn cầu bằng những tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

Theo đó, những nhân sự với năng lực chuyên môn trong công tác đổi mới sáng tạo sản phẩm cùng sự am hiểu về các thị trường quốc tế sẽ là một trong những điều kiện tối quan trọng để giúp doanh nghiệp này triển khai chiến lược “Go Global” một cách hiệu quả.

Trong năm 2023,  liên tục được vinh danh hàng loạt giải thưởng nhân sự bởi những tổ chức uy tín trong và ngoài nước vừa là chất xúc tác giúp Masan thu hút nhân tài đồng thời cũng là minh chứng cho chiến lược nhân sự hiệu quả của doanh nghiệp. Đơn cử, tại lễ trao giải HR Asia Awards vừa qua, Masan Group được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023” và chiến thắng hạng mục giải thưởng “Doanh nghiệp có môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập”. Một chứng nhận về hoạt động nhân sự uy tín quốc tế cũng vinh danh Masan Consumer trong đợt review vừa qua. Theo đó, Tổ chức toàn cầu về đánh giá và công nhận văn hóa nơi làm việc của doanh nghiệp Great Place to Work đã cấp chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” cho Masan Consumer.

Bước sang 2024, tự tin với chiến lược “Go Global” và kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng, Masan đặt mục lợi nhuận có thể tăng gấp đôi. Doanh nghiệp này hứa hẹn sẽ bứt phá trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục ghi danh vào bảng xếp hạng các công ty lớn nhất Đông Nam Á với một tầm cao mới.

FILI



Source link