Chi tiết

Lãi suất điều hành sẽ tăng?

>>> NHNN: Không thay đổi điều hành tỷ giá, cần thận trọng với tin đồn

Tuy nhiên, NHNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

p/Nhiều ngân hàng đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Nguồn: NHNN, MBS

Nhiều ngân hàng đã liên tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Nguồn: NHNN, MBS

Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp UOB chia sẻ rằng trong thời gian qua, mặc dù chính sách tiền tệ gần như không đổi, NHNN vẫn giữ nguyên định hướng nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế tăng trưởng, song áp lực của thị trường đã khiến các NHTM phải “tự động đảo ngược” lãi suất. Thống kê cho thấy từ tháng 4 đến cuối tháng 7, nhiều NHTM đã tăng lãi suất tiết kiệm nhiều lần, ở nhiều kỳ hạn khác nhau, bao gồm cả các kỳ hạn dài từ trên 6, 12 và trên 12-36 tháng – những kỳ hạn có tính tác động đến cấu trúc nguồn vốn và chi phí vốn cho vay trong tương lai.

Tuy vậy, theo bà Trần Thanh Huyền, Trưởng phòng Đầu tư Cấp cao của VinaCapital, dù có các đợt điều chỉnh, song lãi suất huy động hiện tại đang thấp hơn giai đoạn COVID -19. So với lãi suất tiết kiệm trung bình trong 10 năm gần đây (khoảng 6,2 – 6,3%/năm) thì lãi suất hiện tại cũng thấp hơn 1,5 điểm %. Theo đó, VinaCapital dự phóng nửa cuối năm 2024, lãi suất sẽ tăng 0,5 – 1 điểm % từ nay đến cuối năm. Và kể cả có tăng ở dự phóng cao nhất thì mặt bằng lãi suất vẫn chỉ ngang với thời COVID-19, hỗ trợ cho tăng trưởng của nền kinh tế.

>>> Doanh nghiệp đầu tư khiêm tốn – Mối liên quan với lãi suất, nợ xấu

Tương tự, theo ông Hoàng Huy, CFA của Maybank Investment Việt Nam (MSVN), do còn áp lực tỷ giá nên MSVN dự báo NHNN sẽ tiếp tục có đợt can thiệp ngoại hối và tăng lãi suất tiền gửi thêm 60 điểm cơ bản trong những tháng tới. “Việc lãi suất tiền gửi tăng 100 điểm cơ bản sẽ là thách thức ngắn hạn nhưng sẽ không làm chệch hướng hồi phục của nền kinh tế”, ông Huy khẳng định.

Kéo gần kỳ vọng

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong những tháng qua, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; yêu cầu các TCTD công khai lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân cũng như thông tin về lãi suất cho vay các gói, chương trình tín dụng… Nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, mặt bằng lãi suất (xét góc độ lãi vay – PV) đã có xu hướng giảm mạnh, qua đó góp phần hỗ trợ nền kinh tế và hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Người đứng đầu hệ thống ngân hàng cũng nhấn mạnh trong các tháng cuối năm nay, quan điểm điều hành nhất quán của NHNN, đó là: Tiếp tục kiên định hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Giới chuyên môn cho rằng, trên thực tế, NHNN giữ đúng định hướng nhưng cũng rất linh hoạt sử dụng các công cụ điều hành như tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…, mà chưa “động đến lãi suất cơ bản”, để ứng phó các biến động, đặc biệt tỷ giá và vàng, nhằm thực hiện được các mục tiêu.

“Tin tích cực là chúng ta có hệ thống ngân hàng an toàn ổn định, lãi suất huy động dù tăng vẫn đảm bảo tăng trưởng huy động, mặt bằng lãi suất cho vay có tính hỗ trợ nền kinh tế cao, tỷ giá có kỳ vọng sẽ sớm hạ nhiệt và khoảng hụt dự trữ ngoại hối sau can thiệp không quá lớn. Vấn đề ẩn số còn phía trước là giá vàng, hiện đã được NHNN kiểm soát khá tích cực, nhưng cần có phương án can thiệp phù hợp trong tương lai nếu thị trường quốc tế biến động cao trở lại…”, một chuyên gia chia sẻ.

Theo khảo sát các TCTD quý III và cả năm 2024, các đơn vị kỳ vọng chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN là nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh. Ông Kim Byoungho – Chủ tịch HĐQT HDBank cũng nhấn mạnh, việc điều hành chắc chắn, hiệu quả các chính sách tiền tệ, lãi suất, ổn định tỷ giá, kiểm soát tốt lạm phát đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao uy tín, sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Rõ ràng, lãi suất điều hành đang hướng đến một chính sách tiền tệ tiếp tục duy trì nới lỏng, ổn định cho đến hết năm nay. Ông Nguyễn Phước Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng bên cạnh cơ chế duy trì nới lỏng tiền tệ, vẫn đề nghị các NHTM tiếp tục hỗ trợ giảm lãi vay dù lãi suất huy động đang tăng lên và các chính sách hỗ trợ cũng áp dụng cho các khoản vay trước năm 2023 để xử lý triệt để khối nợ đọng trong xã hội.


Đánh giá của bạn:



Source link