Dự đoán cảm tính vẫn còn nhịp chỉnh mạnh và gần vì thị trường hồi kỹ thuật diện rộng nhưng tốc độ giao dịch không theo tương ứng…
Tại chương trình “Theo dấu dòng tiền” do Fiingroup và Công ty CP FIDT tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Nguyên Vũ, chuyên gia phân tích dữ liệu chứng khoán, nhà sáng lập TVN & Partners, đã đưa ra một số thông số mà nhà đầu tư cần chú ý gồm tốc độ tăng giảm của VN-Index và tốc độ giao dịch của thị trường.
DẤU HIỆU THỊ TRƯỜNG TẠO ĐÁY VÀ HỒI PHỤC
Theo ông Vũ, sẽ có 3 bước để nhà đầu tư đánh giá được nhịp điều chỉnh của thị trường. Bước thứ nhất, ghi nhận biến động của Vn-Index trong vùng giảm từ 0,8-1,2% và giảm hơn 1,2%. Tạm gọi ngày giảm đầu tiên là ngày D1 và quan sát.
Bước hai quan sát nhịp giao dịch – đánh giá logic. Theo phương pháp O’neil, nếu thị trường tăng hơn 5% tính từ ngày D1, lưu ý nhiễu nếu thị trường tăng bởi Nhóm Vốn hóa lớn. Điểm số tăng nhưng không có tính lan tỏa việc xóa ngày phân phối hay đếm ngày phân phối sẽ phức tạp và không chính xác.
Bước thứ ba là hành động. Quá trình phân phối thường kéo dài 2 tháng và chia làm 2 giai đoạn – tương tự cho quá trình hồi phục sau khi điều chỉnh lớn. Trong quá trình này, thị trường sẽ tạo đỉnh sau đó sideway down, phân phối tiếp qua những phiên kích thích bắt đáy, bulltrap.
Trong quá trình tạo đỉnh hoặc quá trình phân phối, sẽ diễn ra trung bình 2 tuần/đợt tương đương với 8 – 10 phiên giao dịch, sẽ có 1 vài phiên phân phối ẩn. Dấu hiệu phân phối ẩn là VN-Index tăng điểm cùng với tốc độ giao dịch lớn hơn bình thường hơn 30% – 40% trong khi lực mua không tăng nhiều, không có sự mua đuổi nâng cho bán hoặc VN-Index tăng nhẹ lực mua giảm nhưng không nhiều tiết cung, phân phối kín kẽ qua nhiều ngày liên tục.
Về dấu hiệu thị trường tạo đáy, nhà sáng lập TVN & Partners đưa ra một số thông số: Mức độ lan tỏa cực thấp hoặc từ cực thấp đến lan tỏa cao ngay trong phiên; Tỷ lệ mua ở mức thấp nhưng đi ngang toàn phiên hoặc có dấu hiệu như Mức độ lan tỏa; Tốc độ giao dịch bằng hoặc lớn hơn 3,5 triệu cổ phiếu/phút hoặc 4,5 triệu cổ phiếu/phút sẽ uy tín hơn; VN-Index giảm mạnh hoặc đi từ cực thấp đến hồi phục mạnh trong phiên.
Dấu hiệu thị trường chính thức hồi phục: Mức độ lan tỏa đạt khoảng 41%; Tỷ lệ mua đạt trên 52%; Tốc độ giao dịch trên 3,5 triệu cổ phiếu/phút thì phiên đó chính thức xác nhận quay đầu, thông thường những phiên thế này cách đáy khoảng 2-3 phiên.
Nhận định về thị trường tháng 4 vừa qua, theo ông Vũ, phiên 15/4 VN-Index rơi mạnh 59 điểm, thời gian chỉnh mạnh trong 2 tuần và sideway sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng sau đó, ước tầm đến tuần cuối tháng 6/2024.
“Dự đoán cảm tính vẫn còn nhịp chỉnh mạnh và gần vì thị trường hồi kỹ thuật diện rộng nhưng tốc độ giao dịch không theo tương ứng. VN-Index giảm về 1188 là còn dễ thở, 1140 – 1160 thì ngạt thở cho người kẹp cổ phiếu vùng cao nhưng lại là cơ hội rất đẹp cho tích cổ phiếu”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
DÒNG TIỀN HƯỚNG ĐẾN NHÓM NÀO?
Mặc dù vậy, vị chuyên gia này kỳ vọng VN-Index đạt 1.380 điểm tại thời điểm cuối quý 3/2024. Dòng tiền sẽ hướng tới những nhóm sau: Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp cơ bản vốn hóa lớn có giá điều chỉnh sâu. VN-Index nếu hồi nhanh về điểm số thì đó cách hồi phục rỗng lệnh, vì đoạn 1215 – 1193 có lực nhồi bán mạnh. Ngân hàng và nhóm vốn hóa lớn, siêu lớn nhà đầu tư nên chú ý.
Nhóm ngành chứng khoán công bố lợi nhuận rất tốt trong quý 1/1024 ngành kinh doanh hiệu quả thật và được sự quan tâm của Chính phủ.
Nhóm thứ ba, một số cổ phiếu ngân hàng có hoạt động kinh doanh nổi trội, thị trường trong xu hướng tăng thì sẽ luôn có cổ phiếu bank đóng góp tỷ trọng.
Nhóm bất động sản với những cổ phiếu thuần theo dòng tiền.
Cuối cùng là nhóm ngành dầu khí + công nghệ thông tin câu chuyện doanh nghiệp và ngành.
Bổ sung ý tưởng tìm các cổ phiếu sớm tạo đáy, theo ông Vũ, trong một bối cảnh hoảng loạn chung, bán tháo khối lượng lớn, thì cổ phiếu có dòng tiền đi ngược hấp thụ đủ nhiều hoặc giữ được giá thì cần chú ý. Trải qua nhiều phiên như vậy sẽ hình thành được vùng giá kiểm định cung cầu đáng tin cậy.
Chú ý những cổ phiếu mà Cá nhân bán ra nhiều từ phiên 16/4, vol lớn và được các Tổ chức đồng thời mua vào, cho dù giá giảm đi nữa thì đó cũng đã cho thấy có sự gom hàng. Các cổ phiếu này như SSI, VCI, EVF, HCM, HPG, KDH, KBC, GEX, PVT, DGC, PVD.
Về định giá thị trường, ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích đầu tư của Công ty CP FIDT cho rằng định giá thị trường theo P/E và P/B vùng VN-Index 1.160-1.180 là tương đối hấp dẫn cho năm nay Với kỳ vọng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết năm 2024 tăng trưởng khoảng 18% thì P/E forward 11,8 là mức hấp dẫn để mở vị thế mới cho cả cả năm.
Các yếu tố cơ bản tác động lớn đến thị trường trong trung và dài hạn là tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, nền lãi suất, câu chuyện nâng hạng vẫn đang là yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Các rủi ro ngắn hạn từ đầu tháng 4 sẽ giảm dần áp lực trong tháng 5 nhưng vẫn cần lưu ý như tỷ giá.
Sau khi đợt hoảng loạn (panic) qua đi thị trường thời sẽ có các đợt hồi phục nhất định và các cổ phiếu tốt về mặt cơ bản có tăng trưởng tốt năm 2024 hay câu chuyện riêng sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng sau đó ít phụ thuộc vào chỉ số chung.
Các nhóm cần chú ý theo ông Phương gồm thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn và có nhiều dấu hiệu phục hồi về thanh khoản và giá từ đầu quý 2. Các chính sách của Chính phủ tiếp tục hỗ trợ thị trường, nền lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản và phía người mua, cổ phiếu chú ý gồm PDR, NLG, KDH.
Với nhóm Dầu khí, triển vọng lô B vẫn tốt và chưa có gì thay đổi. Đợt điều chỉnh chung thị trường giúp các cổ phiếu ở vùng giá tốt. PVS, PVD, PVD.
Thu Minh
Link bài gốc: https://vneconomy.vn/du-bao-vn-index-van-con-mot-nhip-chinh-manh-nhung-chuyen-gia-chi-ten-11-co-phieu-ca-map-da-gom-hang.htm