Sau 6 phiên giằng co, VN-Index vượt kháng cự 1.250 điểm trong sáng ngày 15/5. Thị trường phủ sắc xanh với đà tăng của 23/25 nhóm ngành.
Thị trường đã có 6 phiên giao dịch giằng co quanh đường kháng cự MA50, vùng 1.240 – 1.250 điểm. Phiên ngày 14/5, VN-Index tăng 3,1 điểm và kết thúc tại 1.243,28 điểm. Sự hưng phấn xảy ra ngay đầu phiên sáng ngày 15/5, dẫn đầu bởi cổ phiếu MSN.
11h30: Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 9,62 điểm (+0,77%) lên 1.252,9 điểm. Thanh khoản 9.316 tỷ đồng, tương ứng 360,4 triệu cổ phiếu khớp lệnh, cao hơn thanh khoản phiên liên trước 22%.
Độ rộng thị trường lệch về bên mua với 298 cổ phiếu tăng điểm, 113 cổ phiếu giảm điểm và 73 cổ phiếu tham chiếu, có 23/25 nhóm ngành giữ sắc xanh.
Dòng tiền vào mạnh về cuối phiên, các nhóm ngành lớn đều tăng điểm tích cực như: Chứng khoán (+0,84%), Ngân hàng (+0,39%), Bán lẻ (+1,09%), Thực phẩm và đồ uống (+1,2%).
Nhiều công ty chứng khoán nhận định rằng, VN-Index vượt 1.250 điểm với thanh khoản lớn, xu hướng tăng sẽ được tiếp diễn và hướng lên 1.260 – 1.270 điểm.
10h30: VN-Index tiếp tục dao động quanh ngưỡng 1.250 điểm, tuy nhiên, tác động điểm số từ nhóm cổ phiếu trụ đã giảm bớt, thị trường bắt đầu đi lên bằng nhóm cổ phiếu midcap.
Tuy nhiên, sự phân hóa vẫn tiếp diễn, một số cổ phiếu nổi lên tăng mạnh trong khi nhóm ngành không hưởng ứng như: Nhóm vận tải biển có VOS (+6,79%), ngân hàng có LPB (+2,99%), bất động sản có NVL (+2,17%)…
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 16 tỷ đồng, giảm bớt áp lực so với các phiên giao dịch trước đó.
9h30: Sau ATO, VN-Index tăng mở gap hơn 5 điểm lên 1.248,61 điểm. Lực cầu gia tăng, chỉ số lên 1.250 điểm vào thời điểm 9h30. Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên tăng với 239 mã tăng điểm, 62 mã giảm điểm và 86 mã tham chiếu.
Sau thông tin Masan Group đạt được Thỏa thuận khung với đối tác Nhật về bao tiêu, phát triển sản phẩm vonfram do công ty con là MaSan High – Tech Materials (MSR) khai thác. Cổ phiếu MSR (+14,97%), MSN (+2,97%).
Dòng tiền tìm đến các nhóm dệt may, bán lẻ, lương thực nhưng không quá mạnh.
Đêm nay, Mỹ sẽ công bố số liệu CPI tháng 4, đây là cơ sở cho quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành của FED trong cuộc họp sắp diễn ra vào tháng 6.
>> Nhận định chứng khoán 15/5: Thị trường ‘khó’ vượt 1.250 điểm?