Quốc gia này vừa ban hành các quy định kiểm soát xuất khẩu một loạt các khoáng sản quan trọng được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp.
Đây là cơ hội cho Masan High-Tech Materials, doanh nghiệp Việt đang sở hữu mỏ vonfram lớn nhất thế giới (ngoài Trung Quốc), phát huy vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng vật liệu chiến lược toàn cầu.
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng
Ngày 14/8, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây đã công bố áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với khoáng sản Antimon, có hiệu lực từ ngày 15/9.
Đây là một động thái mới trong tiến trình hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đối với các khoáng sản quan trọng, trước đó có Gali, Gecmani và than chì (Graphite). Trung Quốc cho biết hạn chế xuất khẩu Antimon – một kim loại quan trọng được sử dụng trong sản xuất vũ khí hạt nhân và xe điện – được đưa ra nhằm bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quốc tế như không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Động thái trên khiến thị trường toàn cầu quan ngại về việc Trung Quốc có thể tiến tới lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các khoáng sản khác như Vonfram, Bismut và Tantali – những kim loại mà phương Tây phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Đặc biệt, Vonfram hiện đang đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự và công nghệ chuyển đổi năng lượng.
Trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt nguồn cung các loại khoáng sản quan trọng, phương Tây buộc phải nỗ lực tìm kiếm các đối tác thay thế. Đây chính là cơ hội cho các nhà sản xuất Vonfram ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Cơ hội cho các nhà cung cấp vật liệu toàn cầu
Tháng 9 năm 2024, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất xuống còn 3,5%. Đây là bước tiếp theo trong chu kỳ cắt giảm lãi suất bắt đầu vào tháng 6 trước đó, khi ECB lần đầu tiên hạ lãi suất kể từ năm 2019. Mục tiêu của các đợt giảm lãi suất này là kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách làm cho tín dụng trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp cần nhiều vốn như sản xuất và khai thác vật liệu.
Mức lãi suất thấp hơn cũng đang khuyến khích tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và vật liệu, từ đó gia tăng năng lực sản xuất trong thời điểm nhu cầu toàn cầu đối với các kim loại này đang tăng cao. Sự chuyển dịch này giúp các nhà cung cấp ngoài Trung Quốc có thể cạnh tranh tốt hơn với các công ty ở Trung Quốc, đặc biệt khi Trung Quốc tiếp tục áp các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với những khoáng sản quan trọng.
Nhu cầu về Vonfram và các kim loại quan trọng khác gia tăng gắn liền với quá trình chuyển đổi xanh toàn cầu. Một khi đầu tư vào năng lượng tái tạo gia tăng, nhu cầu ổn định và đa dạng nguồn cung cho các vật liệu như Vonfram sẽ ngày càng lớn. Là thành phần thiết yếu trong sản xuất tuabin gió, pin xe điện và tấm pin mặt trời, Vonfram đã trở thành khoáng sản kim loai giữ vài trò chủ chốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Tại Việt Nam, với mỏ Núi Pháo – mỏ Vonfram lớn nhất thế giới (ngoài Trung Quốc) sở hữu bởi Masan High-Tech Materials (MHT), hiện nắm giữ vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho Vonfram và một số kim loại quan trọng khác.
MHT sở hữu nền tảng sản xuất Vonfram tích hợp toàn cầu, từ khai thác, thu mua vật liệu thô tới chế biến, thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D), quy tụ các chuyên gia khai khoáng hàng đầu thế giới, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm tái chế vonfram 10 năm từ Đức, để đưa vào sản xuất và cung ứng vật liệu Vonfram công nghệ cao cho thị trường toàn cầu.
Hiện tại, MHT cung cấp 30% lượng vonfram toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với 70% khách hàng là các doanh nghiệp nằm trong top 50 thế giới về vốn hóa thị trường. Nhiều mối quan hệ hợp tác của MHT đã kéo dài hơn hai thập kỷ. Mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn của công ty này cũng trải dài trên 30 quốc gia, với 200 nhà cung cấp đang hoạt động, điều này khẳng định tầm quan trọng và vị thế của MHT trên thị trường vật liệu toàn cầu.
Các nhà cung cấp ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á, đang đứng trước cơ hội rất lớn trước “cơn khát” vật liệu chiến lược này trên toàn cầu. Bối cảnh kinh tế thuận lợi, nhu cầu thị trường gia tăng thúc đẩy nguồn cung vật liệu đa dạng, mang lại nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp sản xuất và các ngành công nghiệp trọng yếu trên toàn cầu.