Chi tiết

Cổ phiếu ngân hàng nhóm Big 3 trước “cuộc đua” tăng vốn

TQT (11)
BID cho biết đang trong quá trình chờ phê duyệt chủ trương tăng vốn từ NHNN để hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tương ứng 2,9% vốn điều lệ trong quý I/2025. Ảnh: BIDV

Cổ phiếu ngân hàng niêm yết nhóm Big 3 gồm VCB, BID, CTG trên thị trường chứng khoán là nhóm ngân hàng đang dẫn đầu cuộc đua tăng vốn cuối năm…

Ngày 30/11, VCB đã được Quốc hội chấp chủ trương tăng vốn với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 74,8% vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phiếu. Với phương án này, VCB sẽ phát hành thêm tổng 27.666 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng, mức cao nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay. VCB trả cổ tức bằng cổ phiếu lên đến 50%, ít nhất VCB tăng được 20% kể từ giá hiện tại, sẽ là động lực thúc đẩy dòng cổ phiếu ngân hàng kéo thị trường tăng điểm.

Báo cáo tài chính cho thấy, 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 3/2024 đạt của VCB 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và cao nhất hệ thống. Lũy kế 9 tháng, lãi trước thuế của nhà băng này đạt 31.533 tỷ đồng, tăng 7%. Cuối tháng 9, tổng tài sản của VCB đạt 1,93 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm.

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2024 của ngân hàng đạt 10,2% . Dự báo VCB sẽ có mức tăng trưởng tín dụng đạt 14% trong năm 2024 khi tín dụng toàn hệ thống có xu hướng đẩy mạnh giải ngân cuối năm; Sự hồi phục phần nào của thị trường bất động sản và sự cải thiện của lĩnh vực sản xuất.

Theo Công ty Chứng khoán KBSV, NIM của VCB sẽ gặp áp lực trong năm 2025 dựa trên áp lực lên chi phí đầu vào gia tăng do các rủi ro về tỷ giá và thanh khoản trong bối cảnh tăng trưởng huy động thấp và nền lãi suất cho vay dự kiến vẫn duy trì mức thấp để hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngày 17/10/2024, NHNN công bố quyết định chuyển giao bắt buộc NHTM TNHH 1 thành viên Xây dựng Việt Nam (CBBank) cho VCB. CBBank là pháp nhân độc lập và không hợp nhất vào báo cáo tài chính của VCB. Sau khi nhận chuyển giao, VCB sẽ có điều kiện để mở rộng mạng lưới, tăng quy mô kinh doanh, sáp nhập hoặc thoái vốn tại CBBank sau khi kết thúc phương án chuyển giao bắt buộc.

Ngân hàng thứ 2 trong hệ thống Big 3 niêm yết là BID-Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), BID đang trong quá trình chờ phê duyệt chủ trương tăng vốn từ NHNN để hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tương ứng 2,9% vốn điều lệ trong quý I/2025. Phần còn lại, tương ứng khoảng 6,1% vốn điều lệ, sẽ được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện thị trường và tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, BID sẽ tăng vốn điều lệ qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 21% sau khi có phê duyệt của Bộ Tài chính, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2025. Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên BIDV đã thông qua phương án phát hành 1.361 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ hơn 57.000 tỷ đồng lên trên 70.600 tỷ đồng.

Nguồn tiền dùng để tăng vốn điều lệ từ gần 12.000 tỷ đồng lợi nhuận còn lại năm 2022 và hơn 1.600 tỷ đồng từ việc phát hành thêm cổ phiếu bằng hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
BIDV cho biết số cổ phiếu chào bán riêng lẻ áp dụng với đối tượng là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, có thể bao gồm một số cổ đông hiện hữu của BIDV. Giá chào bán sẽ xác định theo nguyên tắc giá thị trường, số cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược và một năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Về tăng trưởng tín dụng, theo ban lãnh đạo BID, ngân hàng sẽ sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN phê duyệt là 14,04% trong năm nay.

Ngân hàng thứ 3 trong đợt tăng vốn lần này là CTG-Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), cũng đang rục rịch kế hoạch tăng vốn. Tại Đại hội cổ đông vừa qua, ban lãnh đạo CTG tiếp tục trình tới các cổ đông phương án sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2023 là hơn 13.900 tỷ đồng để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ. Cho đến thời điểm này, ngân hàng đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 là 11.678 tỷ đồng để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, ngân hàng còn kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 12.330 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận còn lại từ năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2016.

vietinbank.jpg
CTG là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt. Ảnh minh họa: CTG

Nếu được chấp thuận và triển khai xong tất cả các kế hoạch nêu trên, vốn điều lệ của CTG sẽ tăng lên trên 91.000 tỷ đồng. CTG cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 – 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Đánh giá về CTG, các chuyên gia tài chính cho rằng, với vị thế là một trong những ngân hàng quốc doanh trụ cột của nền kinh tế, CTG đã tham gia hỗ trợ các chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN và là một trong 2 ngân hàng có chi phí huy động vốn thấp nhất toàn ngành. Hơn nữa, việc liên tục cải thiện tỷ lệ CASA và phát triển hệ sinh thái tài chính giữa các công ty con đã hỗ trợ CTG duy trì được lợi thế huy động vốn này.

CTG là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất toàn hàng khi là một trong một trong 5 ngân hàng duy nhất có tỷ lệ bao phủ nợ xấu lớn hơn 100%, dù so với những ngân hàng quốc doanh khác như BID và VCB, CTG có chất lượng tài sản kém hơn do khẩu vị rủi ro cao hơn.

Theo các chuyên gia, việc tăng vốn điều lệ là điều kiện cần thiết để nhóm Big 3 có cơ sở nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế và tăng năng lực quản trị và hoạt động của các ngân hàng. Đây cũng là điều kiện cần để các Big 3 niêm yết nói riêng thực hiện được các nhiệm vụ với vai trò nhà băng hỗ trợ nền kinh tế và hướng tới thực hiện chiến lược “Phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á …


Source link