Chi tiết

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 1.
CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 2.

Trò chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Lệ Nguyên cho biết sau đại dịch COVID-19, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo, hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi rất lớn. Vì vậy, chuyển đổi số là con đường duy nhất để doanh nghiệp (DN) tồn tại. 

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 3.

CEO KIDO Trần Lệ Nguyên

Với quan điểm không thể ngồi chờ ai đó mang đến cơ hội mà phải tiên phong tìm lối đi riêng, “ông trùm” ngành hàng tiêu dùng kể bất cứ khi nào nảy ra ý tưởng mới, ông lại gọi điện chỉ đạo nhân viên thực hiện, dù là nửa đêm. Bởi lẽ đó là những ý tưởng ban đầu đầy tâm huyết của ông.

Nhưng, con đường chinh phục E2E không hề bằng phẳng với KIDO. Ban đầu, ông Nguyên nghĩ rằng cần tạo ra nhiều liveshow lôi kéo khách xem theo con đường từ giải trí đến thương mại điện tử. Song sau một thời gian, ông nhận thấy giải trí và thương mại điện tử không quá liên quan với nhau để có thể đi đến kết quả cuối cùng là bán được hàng. “Celeb là celeb, bán hàng là bán hàng. Giới celeb thu hút người xem nhưng không tạo ra doanh số, mà chính những “chiến thần” livestream – KOL, KOC – mới kéo được người tiêu dùng” – CEO Trần Lệ Nguyên đúc kết.

Lý giải về quyết định chọn nền tảng TikTok, CEO KIDO cho rằng nền tảng này khác các sàn bán lẻ trực tuyến khác như Shopee, Lazada… Đó là không phải cứ giảm giá là có thể kéo khách về và tăng doanh số. Với TikTok, các phiên bán hàng cần có content (nội dung) và có “chiến thần” nổi tiếng thì mới hấp dẫn nhiều người mua. Lợi thế của E2E là đối tác của TikTok có thể đưa thẳng khách hàng mục tiêu vào kênh của mình. 

“Trước đây, tôi không biết gì về TikTok, không biết gì về livestream và “chiến thần” chốt deal. Còn bây giờ, tôi đã pro rồi!” – ông Nguyên nói vui.

Với hệ thống logistics rộng khắp của KIDO và của TikTok, quy trình vận chuyển, giao hàng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. KIDO cũng hợp tác với nhiều đối tác để tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh từ sản xuất đến phân phối.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 4.

Ông chủ KIDO nhìn nhận việc nắm trong tay kênh thương mại điện tử là “siêu hời”. Trước đây, để làm một TVC, DN phải tốn hàng tỉ đồng, rồi mất thêm chi phí quảng cáo. Thế nhưng, người xem tivi ngày càng giảm, còn người dùng YouTube lại ít xem quảng cáo. Ông ví von hoạt động trên nền tảng TikTok giống như “thực hiện một trận không chiến với máy bay không người lái”, thả các sản phẩm vào thị trường một cách thuận lợi, chính xác nhất.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 5.

Giới chứng khoán gọi CEO Trần Lệ Nguyên là “ông trùm” đầu tư bởi “cái gì vào tay ông cũng đẻ ra tiền”.

CEO KIDO tiết lộ trong giai đoạn đại dịch COVID-19, ông đầu tư chứng khoán bằng tiền cá nhân, lợi nhuận “tính bằng mấy căn biệt thự”. Gần 20 năm lên sàn chứng khoán, cổ phiếu KDC có thời điểm đạt đỉnh lịch sử với giá 270.000 đồng/cổ phiếu. Cảm xúc thăng hoa ở thời khắc đó vẫn còn nguyên trong ông.

Nói về bí quyết thực hiện các thương vụ M&A đình đám, ông Nguyên cho biết nguyên tắc khi đầu tư vào một DN là quan tâm DN đó có phù hợp với hệ sinh thái sẵn có của KIDO hay không. “KIDO chỉ mua cổ phần của DN nào mà chúng tôi có thể “handle” được, chứ không mò mẫm đầu tư vào ngành mới mà mình không có kinh nghiệm” – ông Nguyên nói.

Một thương vụ thành công điển hình của KIDO là đầu tư hàng ngàn tỉ đồng nắm giữ 68% cổ phần của Công ty CP Thọ Phát Quốc tế (Thọ Phát) từ tháng 6-2023. Đây là thương vụ lớn thứ 3 của KIDO sau 2 thương vụ thâu tóm Vocarimex và Tường An.

Ông Nguyên đánh giá Thọ Phát trước đó hoạt động khá tốt, có doanh thu, cũng có tiếng trên thị trường nhưng chưa thành công. Chỉ sau 1 năm về chung nhà với KIDO, Thọ Phát đã trở thành Thánh Gióng với giá trị tài sản, doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh. Hiện có hơn 10.000 điểm bán hàng chuyên về bánh bao, dimsum, hamburger, bánh giò, xôi… mang thương hiệu Thọ Phát. Bên cạnh đó, KIDO cũng xây dựng và nhân rộng mô hình nhượng quyền độc đáo với 300 cửa hàng miniBAO với phủ khắp toàn quốc, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024. Tập đoàn đặt mục tiêu phát triển 12.000 cửa hàng trong vòng 5 năm.

Đặc biệt, trong mùa trung thu năm nay, thị trường xuất hiện bánh trung thu Thọ Phát, dù lâu nay bánh trung thu KIDO mới là sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng. Ông Nguyên không sợ “tự cạnh tranh với chính mình” bởi theo ông, mỗi thương hiệu có sứ mệnh riêng của nó. “Cũng giống như Louis Vuitton và Christian Dior cùng chung một tập đoàn nhưng mỗi brand name đều có tín đồ riêng, không thể cạnh tranh với nhau mà thậm chí bổ sung cho nhau” – ông Nguyên nói.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 9.

KIDO mang đến thị trường 2 thương hiệu Thọ Phát – Định vị truyền thống và KIDO’s Bakery – Dòng bánh với những hương vị tinh tế

Đáng chú ý, KIDO đang gấp rút làm các thủ tục để có thể xuất 20 container sản phẩm Thọ Phát đầu tiên sang thị trường Mỹ khó tính trước Tết Nguyên đán 2025 sắp tới.

Thương hiệu Thọ Phát “đi nhanh và đi xa” đến mức chính người sáng lập cũng phải thán phục CEO KIDO Trần Lệ Nguyên và khẳng định “chỉ bán Thọ Phát cho ông Nguyên chứ không bán cho ai!”.

Xa hơn nữa, thương vụ mua lại hãng kem Wall’s vào năm 2003 đã trở thành dấu ấn trong sự nghiệp M&A của ông Trần Lệ Nguyên. Ông nhận định giai đoạn thị trường khó khăn là cơ hội vàng để “xuống tiền” với nhiều lựa chọn tốt. Ngược lại, “chốt lời” chỉ hiệu quả khi chọn đúng thời điểm và chiến lược bán toàn bộ mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại được ông ví như “hái quả ngọt” đúng lúc.

KIDO đang mở rộng hệ sinh thái, phát triển thêm sản phẩm thương hiệu Tường An như nước mắm, nước chấm, hạt nêm… và tái đầu tư vào mảng bánh kẹo phục vụ nhu cầu thị trường quanh năm, thay vì chỉ tập trung vào mùa lễ Tết.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 10.

Nhờ sự chân thành, nhiệt huyết và phong thái “đàn anh” trên thương trường, ông Trần Lệ Nguyên thường được anh em doanh nhân tham khảo ý kiến trong các quyết định đầu tư. Ông không chỉ tư vấn mà còn hỗ trợ để họ có cái nhìn toàn diện và tự tin hơn trong các thương vụ. Ông nói rằng bản thân đã lăn lộn khá nhiều trên thương trường, thực chiến nhiều với các thương vụ đầu tư nên chia sẻ được điều gì, ông sẵn sàng chia sẻ với anh em doanh nhân.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 11.

Bí quyết của ông nằm ở thói quen lập kế hoạch và tư duy đi trước 5-6 bước. Từ nhỏ, ông đã có khả năng ghi nhớ vượt trội, không cần ghi chép mà vẫn nhớ bài rất tốt. Sau này, ông nhớ rất nhiều số điện thoại mà không lưu danh bạ. Ông còn thường chiến thắng khi chơi cờ mù bởi nhớ rất rõ nước cờ mà mình và đối thủ đã đi.

Chứng kiến những thăng trầm của nền kinh tế, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, ông chủ KIDO cho rằng doanh nhân phải nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, học hỏi và thích nghi với thời cuộc nếu không muốn tụt hậu.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 12.

Với tính cách phóng khoáng, luôn biết cách thư giãn, tận hưởng cuộc sống, ông Nguyên thường kết hợp công việc và du lịch để làm mới tư duy, tích lũy kiến thức và tìm cảm hứng sáng tạo. Quan điểm tận hưởng cuộc sống cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quan điểm đầu tư cá nhân của ông, đó là “ít mà chất”.

CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 13.
CEO Trần Lệ Nguyên và cuộc cách mạng số “từ 0 đến pro”- Ảnh 14.

Source link