Chi tiết

BIDV (BID) gia nhập cuộc đua tăng vốn, phát hành 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức

BIDV (BID) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 21%.

Ngày 24/12 tới đây Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán BID) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022.

BIDV gia nhập cuộc đua tăng vốn, giữ vững Top 3

Tỷ lệ phát hành 21%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 21 cổ phiếu mới. Như vậy với hơn 5,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, BIDV sẽ phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu mới trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 12.000 tỷ đồng.

Theo BCTC năm 2022 đã kiểm toán, lợi nhuận sau thuế còn lại của BIDV lên đến hơn 21.500 tỷ đồng. Năm 2023, BIDV báo lãi sau thuế gần 22.000 tỷ đồng, nâng tổng LNST chưa phân phối đến 31/12/2023 lên trên 30.330 tỷ đồng.

Dự kiến sau phát hành, BIDV sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 57.000 tỷ đồng hiện nay lên xấp xỉ 69.000 tỷ đồng.

Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng thương mại đang ngày càng gay cấn. VPBank (VPB) hiện đứng đầu hệ thống với mức vốn điều lệ xáp xỉ 79.339 tỷ đồng.

Techcombank (TCB) đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn năm nay, lên sát mức 70.650 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn hệ thống.

BIDV hiện đứng thứ 3 về vốn điều lệ. Và dù hoàn thành kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức lần này, BIDV vẫn chưa thể vượt qua á quân về vốn là Techcombank. BIDV vẫn củng cố vị trí thứ 3.

Đáng chú ý là Vietcombank (VCB), ngân hàng đã được Quốc hội chấp thuận chủ trương tăng vốn, dự kiến sẽ sớm gia nhập cuộc đua.

Top 5 về vốn điều lệ hiện đang thuộc về vietinBank (CTG).

BIDV (BID) gia nhập cuộc đua tăng vốn, phát hành 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức
Top 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất

BIDV đang có 18.300 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn

BIDV cũng vừa trải qua 9 tháng đầu năm 2024 kinh doanh khởi sắc với 17.658 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 11,5% so với cùng kỳ.

BIDV (BID) gia nhập cuộc đua tăng vốn, phát hành 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức
Kết quả kinh doanh của BIDV

Tuy vậy, lợi nhuận cao cũng không giúp ngân hàng tránh khỏi áp lực nợ xấu. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tính đến hết quý III/2024 đạt hơn 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm.

Nợ xấu tăng cao, tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tăng 49,2% so với thời điểm đầu năm, lên đến 33.384 tỷ đồng, trong đó riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 40% lên gần 18.300 tỷ đồng.



Nguồn tin