Chi tiết

EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam lên 20% từ 8-1-2025

Ủy ban Châu Âu ban ngày 18-12 đã ban hành Quy định số 2024/3153 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các bên ngoài vào EU theo quy định 2019/1793 và đưa ra quyết định đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam.

EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam lên 20% từ 8-1-2025- Ảnh 1.

Sầu riêng của Việt Nam bị tăng tần suất kiểm tra ở thị trường EU

Theo đó, nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20% và vẫn áp dụng tại Phụ Lục I, lý do trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao.

EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều là 50%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm ( theo quy định tại phụ lục II).

Lý do trong thời gian qua, số các lô hàng thanh long, ớt và đặc biệt là đậu bắp xuất khẩu sang EU vẫn còn bị cảnh báo, vi phạm quy định MRL không giảm do đó EU vẫn duy trì áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra như lần thông báo trước.

Quy định này có hiệu lực từ ngày 8-1-2025.

Trước đó, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội Rau quả Việt Nam về thay đổi kiểm soát với sầu riêng ở thị trường EU.

Nhiều hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư cao trên sầu riêng như: Carbendazim, Fipronil, Azoxystrobin, Dimethomorph, Metalaxyl, Lambda-cyhalothrin, Acetamiprid.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cho biết trong năm 2024, cơ quan này đã nhận tới 1.029 thông báo mới từ các thành viên WTO, trong đó có những quy định khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Ngô Xuân Nam nói: “Chúng ta rất tự hào về nông nghiệp của Việt Nam. Để vào được các thị trường khó tính là cả vấn đề và quá trình nỗ lực. Có sản phẩm, chúng ta phải mất nhiều năm đàm phán và nỗ lực mới mở được cửa vào thị trường. Chúng ta muốn xuất khẩu được không chỉ dựa vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng được các quy định của thị trường”.

Source link