Chi tiết

ACB ngăn chặn giao dịch đến 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận

Quý III-2024, ngân hàng này báo cáo đã theo dõi và đưa vào danh sách “đen” gần 10.000 tài khoản nghi ngờ ở các ngân hàng, nhằm tạm ngưng giao dịch đến các tài khoản này tránh thiệt hại cho khách hàng, số vụ việc lừa đảo giảm tới 50%.

ACB ngăn chặn giao dịch đến 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận- Ảnh 1.

Ngân hàng bảo mật nhiều lớp cho khách hàng

Theo đại diện ngân hàng, các giải pháp bảo mật của ACB luôn được thiết kế để đảm bảo phòng, chống và hạn chế rủi ro giao dịch trực tuyến.

Đối với lớp phòng vệ, ACB thực hiện rà soát thông tin Khách hàng mới, chủ động loại bỏ các tài khoản không chính chủ qua các phương thức định danh eKYC và IDCheck đối chiếu với dữ liệu CCCD lưu tại Bộ Công an, đồng thời triển khai đăng ký xác thực khuôn mặt với thẻ CCCD gắn chip khi khách hàng mở tài khoản trực tuyến (eKYC)…, ngăn chặn hiệu quả việc giả mạo giấy tờ tùy thân khi giao dịch với ngân hàng.

Mặt khác, ACB cũng liên tục cập nhật thông tin về các tài khoản lừa đảo, giúp hệ thống nhận diện và cảnh báo ngay cho khách hàng nếu khách hàng chuẩn bị chuyển tiền đến một tài khoản nằm trong danh sách nghi ngờ. Điều này không chỉ bảo vệ khách hàng mà còn góp phần ngăn chặn hoạt động của các đối tượng lừa đảo. Tới nay, danh sách “đen” của ACB ghi nhận lên tới 10.000 tài khoản từ các ngân hàng, các giao dịch đến các tài khoản này cũng bị tạm ngưng tránh thiệt hại cho khách hàng ACB.

ACB ngăn chặn giao dịch đến 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận- Ảnh 2.

Đã có nhiều trường hợp khách hàng bị lừa bởi hình thức giả danh giao hàng và đề nghị chuyển khoản thanh toán. Tuy nhiên, khi khách hàng thao tác chuyển tiền thì hệ thống ACB ONE hiển thị cảnh báo tài khoản không hợp lệ, ngăn chặn khách hàng thực hiện giao dịch này. Hay một hình thức khác cũng khá phổ biến là giả mạo website, trang thông tin lấy danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động, kêu gọi từ thiện, ủng hộ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng cơn bão số 3, ACB đã chủ động ngăn chặn bằng hệ thống nhận diện thao tác chuyển khoản bất thường và ngưng khách hàng thực hiện những giao dịch bị lừa.

Chị P.H.Nam cho biết: “Rất may là hệ thống của ngân hàng đã kịp thời chặn tài khoản do nghi ngờ giao dịch không đúng. Cảm ơn ACB. Nhẹ dạ cả tin suýt nữa thì mất hết tiền”. Một khách hàng khác cũng bị Facebook giả mạo người thân vay tiền, nhưng ngân hàng kịp thời chặn giao dịch nên tài khoản được bảo vệ: “Mình vừa thao tác chuyển tiền vào tài khoản của người thân nhờ gửi thì bị ACB chặn vì nghi có giao dịch với tài khoản lừa đảo. Lên hỏi thì mới biết là bị lừa, hệ thống ACB có công nghệ nhận diện rủi ro qua hành vi giao dịch. Cũng may ACB bảo mật tốt không là không biết bị lừa bao nhiêu tiền”.

ACB ngăn chặn giao dịch đến 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận- Ảnh 3.

Khách hàng bị dẫn dụ lửa đảo nhưng không mất tiền do hệ thống bảo mật ngân hàng chặn giao dịch tới tài khoản nằm trong danh sách nghi ngờ

Ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE cũng được trang bị các công nghệ tiên tiến nhất, có thể nhận diện và cảnh báo người dùng khi thiết bị di động có dấu hiệu bị tấn công từ các yếu tố bên ngoài như mã độc, gây mất kiểm soát thiết bị dẫn đến nguy cơ mất tiền trên tài khoản. Khi có dấu hiệu giao dịch nghi ngờ, ngân hàng sẽ chủ động thực hiện ngăn chặn chuyển tiền đi. Khách hàng cũng sẽ được thông báo nếu có các phần mềm độc hại, gián điệp hoặc các thiết bị không an toàn do bị can thiệp trái phép hay bị điều khiển từ xa từ thiết bị khác.

Theo quyết định số 2345/QĐ-NHΝΝ, tháng 7 vừa qua, ACB cũng đồng loạt triển khai combo xác thực khuôn mặt kết hợp ACB Safekey – phương thức xác thực giao dịch online với mã OTP ngay trên app, đảm bảo dữ liệu khớp chính xác với dữ liệu sinh trắc học được lưu trữ trong chip của thẻ căn cước công dân do Cơ quan Công an cấp, đóng vai trò như một phòng tuyến quan trọng ngăn chặn lừa đảo, kể cả khi đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake tinh vi. Khách hàng ACB yên tâm không chỉ tài khoản mà các giao dịch cũng được đảm bảo “chính chủ”, kể cả khi bị đánh cắp danh tính, tội phạm khó có thể lấy được tiền. Tính tới thời điểm hiện tại hơn 1,5 triệu tài khoản đã đăng ký xác thực khuôn mặt thành công, số vụ lừa đảo giảm tới 50%.

Bên cạnh đó, tuân thủ theo Thông tư 17, 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, ACB cũng khuyến nghị tất cả khách hàng đăng ký xác thực khuôn mặt bằng thẻ căn cước công dân gắn chip/thẻ căn cước trước ngày 1-1-2025 để không bị gián đoạn toàn bộ giao dịch trực tuyến với tài khoản thanh toán, thẻ trên Ngân hàng số ACB ONE và rút tiền ATM. Đặc biệt đối với khách hàng có giấy tờ tùy thân (Thẻ căn cước/Căn cước công dân/giấy tờ tùy thân khác) sắp hết hiệu lực, để từ ngày 1-1-2025 không bị tạm khóa giao dịch rút tiền trên tài khoản thanh toán, giao dịch thẻ, khách hàng cần chủ động đăng ký cấp mới giấy tờ tùy thân tại cơ quan chức năng, sau đó cập nhật giấy tờ tùy thân mới với ACB

Phương pháp bảo mật hiện đại nhất cũng không thể tạo ra màn chắn phòng thủ hoàn hảo

Không thể phủ nhận rằng không chỉ ACB mà toàn bộ hệ thống ngân hàng đều đang nỗ lực để kiện toàn hệ sinh thái số, phòng tránh rủi ro trên không gian mạng cho khách hàng. Tuy nhiên báo đài vẫn thường xuyên đưa tin về các sự vụ mất tài khoản mạng xã hội, lừa đảo đầu tư trực tuyến hay thậm chí mất tài khoản ngân hàng… Các sự kiện đó nhắc nhớ chúng ta rằng: Phương pháp bảo mật hiện đại nhất cũng không thể tạo ra màn chắn phòng thủ hoàn hảo. Bởi kẽ hở còn có thể xuất phát từ chính người dùng.

ACB ngăn chặn giao dịch đến 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận- Ảnh 4.

Nâng cao cảnh giác và nắm chắc các nguyên tắc giao dịch an toàn luôn là lớp phòng vệ đầu tiên vững chắc. Ngân hàng khẳng định ngân hàng số vẫn là kênh giao dịch an toàn và tiện lợi miễn là khách hàng trang bị chắc chắn các kiến thức về an toàn và bảo mật. Khách hàng chỉ giao dịch, liên hệ và phản ánh qua các kênh chính thống của ngân hàng (acb.com.vn, Fanpage Ngân hàng Á Châu ACB, ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE/ACB ONE BIZ/ACB ONE PRO), Tổng đài CSKH Contact Center 1900 54 54 86 hoặc (028) 38 247 247 hoặc tại quầy giao dịch, không thực hiện qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác. Trong các trường hợp khi giao dịch đã xảy ra, đội phản ứng nhanh của ACB cũng sẽ hỗ trợ phong tỏa tài khoản (tùy theo từng tình huống phát sinh), đồng thời hướng dẫn khách hàng báo cáo lên cơ quan chức năng nhằm hạn chế thiệt hại cho khách hàng.

Vừa qua, ACB cũng đã tham gia diễn tập thực chiến công – phòng thủ không gian mạng góp phần nâng cao khả năng ứng phó cho đội ngũ công nghệ thông tin. ACB nhận định việc nâng cao năng lực nhân sự, kịp thời đối phó các sự cố tấn công mạng, giúp ngân hàng có thể chuyển từ biện pháp phòng vệ thụ động sang tích cực chủ động phát hiện và xử lý các nguy cơ mất an ninh, đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.

Source link