Chi tiết

Bốn phương án tái cấu trúc liệu có giúp HBC thoát lỗ?

Cổ phiếu HBC bắt buộc huỷ niêm yết giảm sàn 03 phiên liên tiếp

Cổ phiếu HBC sau tin bắt buộc huỷ niêm yết đã giảm sàn 03 phiên liên tiếp

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC  vì lý do lỗ 3 năm liên tiếp. HoSE cho biết theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2023 của HBC âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của Công ty là 2.741 tỷ đồng.

Hai năm trước đó, HBC cũng có kết quả kinh doanh bị âm. Sau khi công bố thông tin này cổ phiếu của HBC sàn 03 phiên liên tiếp, phiên ngày 1/08 đóng cửa ở 5.920 đồng/cp. Việc bị huỷ niêm yết nằm ngoài sự mong đợi của HBC khi doanh nghiệp đang nỗ lực cơ cấu lại cấu trúc vốn, cải thiện vốn chủ sở hữu, giảm bớt gánh nặng lãi vay.

HBC đã đưa ra các phương án tái cấu trúc vốn như: Phát hành trái phiếu hoán đổi nợ, bán nợ, phát hành riêng lẻ và chuyển nhượng thiết bị. Đây là những phương án đề xuất trên thành công, lãi ghi nhận sẽ phần nào bù đắp khoản lỗ lũy kế trong vốn chủ sở hữu, giúp bộ đệm nguồn vốn dày hơn và tạo động lực phục hồi cho HBC trong thời gian tới.

Theo đánh giá của các chuyên gia VCBS, mặc dù HBC đã tích cực đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ, tốc độ thu hồi còn tương đối chậm. Điều này đặt ra rủi ro đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp các khoản phải thu tiếp tục trở thành nợ xấu và doanh nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng. Trong năm 2024, VCBS đánh giá khả năng cao HBC vẫn cần phải tiếp tục trích lập dự phòng do các doanh nghiệp bất động sản(BĐS) chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, nhu cầu về bất động sản (BĐS) còn chưa chắc chắn. 

HBC hiện đang nỗ lực cơ cấu lại cấu trúc vốn, cải thiện vốn chủ sở hữu, giảm bớt gánh nặng lãi vay. Hiện tại, với cơ cấu tài chính tương đối mong manh với khoản lỗ lũy kế sau 2 năm, việc tái cơ cấu trong thời điểm hiện tại với HBC là cấp thiết. Những chiến lược HBC áp dụng bao gồm: Bán nợ: Năm 2023, HBC đã bán thành công khoản nợ gần 300 tỷ đồng cho một công ty mua bán nợ. Dự kiến HBC sẽ ghi nhận nốt khoản bán nợ còn lại, ước tính giúp vốn chủ sở hữu tăng thêm khoảng 258,7 tỷ đồng.

Về Hoán đổi nợ: HBC đặt kế hoạch phát hành 74 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp cho đối tác để hoán đổi nợ, triển khai trong năm 2024. Tính tới tháng 5/2024, đã có 99 công ty đồng ý với phương án hoán đổi nợ. Trong trường hợp phát hành thành công, 740 tỷ đồng sẽ được kết chuyển từ nợ vay sang vốn chủ sở hữu. Về phát hành riêng lẻ, HBC dự kiến chào bán 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 12.000 đồng/cp dự kiến thu về 2.400 tỷ đồng. Chuyển nhượng thiết bị xây dựng: HBC sẽ chuyển nhượng thiết bị xây dựng sau khi khấu hao 70%, dự kiến tăng vốn chủ thêm 400 tỷ đồng….

Các chuyên gia kỳ vọng trong trường hợp những phương án đề xuất trên thành công, lãi ghi nhận sẽ phần nào bù đắp khoản lỗ lũy kế trong vốn chủ sở hữu, tạo bộ đệm nguồn vốn dày hơn cho doanh nghiệp, trở thành động lực phục hồi trong thời gian tới. Tuy nhiên, VCBS đánh giá đây chỉ là giải pháp hỗ trợ tạm thời, không mang tính bền vững. Trong bối cảnh ngành xây dựng có tính cạnh tranh cao, các chủ đầu tư thường ưu tiên những doanh nghiệp xây dựng có cơ cấu tài chính vững, do đó HBC cần cải thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi, khôi phục vị thế doanh nghiệp để có thể kết nối với nhiều chủ đầu tư lớn, mở rộng quy mô dự án.

Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, HBC đã thực hiện mở rộng mảng BĐS bằng cách sử dụng nguồn vốn từ việc chào bán cổ phiếu cho đối tác để mua các dự án bất động sản. HBC đã thực hiện thành công phương án này với dự án 127 An Dương Vương. Ước tính thương vụ này đem về 564 tỷ đồng, dự kiến ghi nhận trong quý II/2025. Với dự án Resort Hải Lưu, HBC đang trong quá trình đàm phán, trong trường hợp thành công, HBC sẽ ghi nhận lãi dự kiến 800 tỷ đồng vào quý IV/2025.

Việc M&A các dự án có pháp lý sạch, sẵn sàng bàn giao giúp công ty đẩy nhanh tiến độ ghi nhận dòng tiền. Đây là chiến lược phù hợp trong giai đoạn dòng tiền lớn của HBC tắc nghẽn tại khoản phải thu. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chiến lược này nằm ở rủi ro pha loãng cổ phần do mua lại dự án bằng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu.

Về kế hoạch phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ không thành công. Trong trường hợp các chủ nợ thay đổi ý định và không đồng ý hoán đổi nợ, HBC sẽ phải hủy lượng cổ phiếu phát hành tương ứng với 740 tỷ đồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến dòng tiền tương lai mà đồng thời còn thể hiện quan điểm chưa thực sự quan của chủ nợ đối với sự phục hồi của HBC.

Với nguồn tiền lớn chủ yếu nằm tại khoản phải thu từ khách hàng, sự phục hồi của thị trường BĐS ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu hồi khoản nợ của HBC. Bên cạnh đó, chủ đầu tư tại các dự án của HBC chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, cần nhiều thời gian để phục hồi hơn sau giai đoạn trầm lắng. Cơ cấu cổ đông phân mảnh Các chiến lược cơ cấu nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ và thực hiện M&A bằng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu cho đối tác dẫn đến cơ cấu cổ đông pha loãng, rủi ro tranh chấp quản trị, ảnh hưởng tới uy tính kinh doanh, khả năng huy động nguồn vốn.

VCBS ước tính doanh thu của HBC năm 2024 đạt lần lượt là 9.195 tỷ  đồng( tăng 22%  và lỗ ròng 464 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận năm 2025 đạt lần lượt 11.027 tỷ đồng (tăng 20%) và 40 tỷ đồng.

Mặc dù nỗ lực tái cấu trúc, song VCBS cho rằng triển vọng hoạt động kinh doanh của HBC vẫn còn nhiều yếu tố bất định khi (1) áp lực dòng tiền đến từ khoản phải thu còn tương đối lớn, (2) thị trường BĐS dân dụng chưa có sự hồi phục rõ ràng, nguồn việc trong nước còn hạn chế, chiến lược mở rộng sang thị trường nước ngoài cần thêm thời gian dài để có thể tác động tích cực đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.


Đánh giá của bạn:



Source link