Chi tiết

Cần cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp

pham-hong-diep.jpg
Ông Phạm Hồng Điệp – TGĐ KCN Nam Cầu Kiền.

Ông Phạm Hồng Điệp – TGĐ KCN Nam Cầu Kiền đã chia sẻ như vậy.

– Là chủ đầu tư KCN, ông thấy lợi ích gì khi có sáng kiến kết nối trục cao tốc phía Đông?

Theo tôi, chủ trương liên kết vùng của Chính phủ và liên kết vùng của các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng này rất tốt, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, lợi thế lớn nhất của Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông chính là lợi thế về hạ tầng giao thông. Doanh nghiệp tại các địa phương này có thể tận dụng ưu thế của địa phương kia để mở rộng sản xuất. Khi mối liên kết này được đặt trong chính mối quan hệ của chính quyền địa phương của liên kết, sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ về chính sách và thủ tục.

Từ KCN Nam Cầu Kiền để nhìn rộng ra cái góc nhìn về liên kết vùng. Khi các doanh nghiệp hoạt động cộng sinh với nhau thì các doanh nghiệp đã giảm được được nhiều chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, giảm được các chi phí logistics.

Đơn cử như với Shinec, chúng tôi mới thực hiện mở rộng hoạt động ra Quảng Ninh với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh CCN phía Đông Đầm Hà B, tại huyện Đầm Hà, Quảng Ninh. Với lợi thế trục cao tốc đi qua địa phương này; tuyến đường sắt quốc tế nối với Trung Quốc đã trong lộ trình được xây dựng, sẽ làm gia tăng lợi thế với thị trường đông dân nhất nhì thế giới là Trung Quốc, nên Shinec đã quyết định đầu tư vào đây.

kcn-dong-mai.jpg
Các KCN tại 4 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư

Khi thực hiện đầu tư, Shinec đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ chính quyền tỉnh Quảng Ninh và của huyện Đầm Hà. Phía huyện Đầm Hà cũng lần đầu đón 1 dự án CCN, theo mô hình sinh thái, tuần hoàn, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong bức tranh kinh tế của huyện. Nhân sự chất lượng cao của Shinec từ Hải Phòng cũng được điều động về đây để thực hiện dự án. Chúng tôi cũng đã tính toán đến việc đào tạo nhân lực tại chỗ để chuyển giao việc quản lý và điều hành.

– Để phát huy hiệu quả hơn nữa mối liên kết này, theo ông cần những gì?

Nhìn rộng ra, để mối liên kết này phát huy hiệu quả cao hơn nữa, thực tế hơn nữa, theo tôi, các tỉnh, thành phố nên giao cho một sở ngành điều phối nội dung này vấn đề này. Ví dụ, như giao cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế của các địa phương để giúp cho chính quyền các địa phương điều tiết việc hợp tác sao cho năng động. Những bộ phận này sẽ tập hợp tất cả những thông tin phát sinh trong quá trình thực hiện liên kết vùng này và tổng kết những con số để báo cáo lên Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, giúp cho các lãnh đạo có được sự điều tiết chiến lược.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong liên kết khi mở rộng hoạt động đầu tư ra địa phương khác trong chuỗi, sẽ được nhận những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù. Muốn thế thì đầu mối thực hiện vai trò điều tiết tại các địa phương sẽ có sự tham mưu danh sách các ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư trong chuỗi liên kết này. Như vậy, sẽ thúc đẩy được các doanh nghiệp, nhà đầu tư mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn