Chi tiết

Cho vay nhà ở xã hội không phải tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Đây là nội dung đáng chú ý trong thông báo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, ngày 3/1/2025, NHNN có công văn số 55/NHNN-TD gửi 09 NHTM (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; NHTMCP Ngoại thương Việt Nam; NHTMCP Công thương Việt Nam; NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; NHTMCP Tiên phong; NHTMCP Kỹ thương; NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng; NHTMCP Quân đội; NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh) về việc triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP. Cụ thể:

Bốn ngành tiềm năng: (1) tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; (2) thông tin và truyền thông; (3) chuyên môn khoa học công nghệ; (4) giáo dục và đào tạo của TP HCM có tính cạnh tranh cao và có khả năng chống chịu tốt với các cú sốc bất lợi từ bên ngoài. Ảnh minh họa
Các NHTM không phải tính dư nợ cho vay các đối tượng thuộc Chương trình cho vay nhà ở xã hội mà các NHTM đã đăng ký tham gia với NHNN. Ảnh minh họa

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-03-2023, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05/04/2024, Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 05/06/2024, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/06/2024, công điện số 130/CĐ-TTg ngày 10/12/2024 về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội, Công văn 5412/VPCP-KTTH ngày 31/12/2024, Công văn số 84/VPCP-KTTH ngày 03/01/2025 của Văn phòng Chính phủ; trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng tại Báo cáo số 322/BC-BXD và đề xuất của một số ngân hàng thương mại (NHTM) về việc bổ sung hạn mức tín dụng cho các NHTM tham gia Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ (nhà ở xã hội) hoặc loại trừ dư nợ cho vay nhà ở xã hội khi tính hạn mức tăng trưởng tín dụng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo:

Thứ nhất, các NHTM không phải tính dư nợ cho vay các đối tượng thuộc Chương trình cho vay nhà ở xã hội mà các NHTM đã đăng ký tham gia với NHNN (hiện nay là 145.000 tỷ của 9 NHTM) để thực hiện Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của các NHTM đã được NHNN thông báo; thời gian thực hiện chính sách này tối đa đến năm 2030 và doanh số cho vay không vượt quá số tiền mà NHTM đã đăng ký tham gia Chương trình. Trường hợp NHTM nào không có nhu cầu thực hiện chính sách này thì có văn bản gửi NHNN (qua Vụ Tín dụng CNKT) trước ngày 15/01/2025 để theo dõi, tổng hợp.

Thứ hai, định kỳ hằng tháng, các NHTM tiếp tục báo cáo tình hình cho vay đối với khách hàng thuộc Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Công văn số 2308/NHNN-TD ngày 01/04/2023. NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm túc các cam kết tham gia Chương trình về lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay phù hợp với đối tượng và mục đích vay vốn; quan tâm, phối hợp với các Dự án xây dựng đủ điều kiện cho vay để giải ngân kịp thời khi chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn; tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội tiếp cận vốn vay.

Với nội dung này, các tổ chức tín dụng được nhận định sẽ “rộng cửa” cho vay hơn đối với hoạt động cho vay theo chương trình Nhà ở xã hội.

Trước đó, theo thống kê đến hết quý III/2024, chương trình gói tín dụng nhà ở xã hội mới giải ngân được hơn 1.700 tỷ đồng, tương đương 1,5% quy mô gói. Trong đó, dự nợ của các doanh nghiệp tại 15 dự án là hơn 1.600 tỷ đồng và dư nợ của người mua nhà tại 12 dự án là 150 tỷ đồng. Một trong những nguyên do được cho khiến dư nợ cho vay nhà ở xã hội không giải ngân được là do thiếu các dự án theo đúng đối tượng.

Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp,” Bộ Xây dựng cho biết trong năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 130.000 căn, tuy nhiên chỉ tiêu này không hoàn thành.

Bộ Xây dựng cũng thống kê, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, từ năm 2021 đến ngày 14/12/2024, trên địa bàn cả nước có 644 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 580.109 căn, trong đó có 96 dự án với quy mô 57.652 căn đã hoàn thành; 133 dự án với quy mô 110.217 căn đang khởi công xây dựng; 415 dự án với quy mô 412.240 căn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Với chủ trương, quyết tâm của Chính phủ, các cơ quan Bộ ngành, trong đó đặc biệt ở góc độ tín dụng, có sự tạo thuận lợi tối đa về chính sách của Ngân hàng Nhà nước, năm 2025, thị trường với phân khúc nhà ở xã hội dự báo sẽ khởi sắc với nguồn tăng mạnh; song hành là dư nợ cho vay phân khúc này với chủ đầu tư và người vay mua, thuê… sẽ được giải ngân hiệu quả.

Cũng liên quan đến chính sách hỗ trợ các NHTM trong thúc đẩy tín dụng cho vay đối với người có thu nhập thấp có thể sở hữu nhà ở, trước thông báo trên, vào cuối tháng 12, NHNN cũng đã ban hành Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các NHTM áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN, Thông tư 32/2014/TT-NHNN và Thông tư 25/2016/TT-NHNN (Quyết định số 2690). Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

NOXH PLO
Các NHTM đang được hỗ trợ mạnh để tăng lực tiếp sức cho vay nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ. Nguồn ảnh: PLO

Theo Quyết định, mức lãi suất các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại các thông tư nêu trên là 4,7%/năm, giảm 0,1 điểm phần trăm so với mức lãi suất được áp dụng trong năm 2024 (4,8%/năm tại Quyết định 2303/QĐ-NHNN ngày 11/12/2023). 17 ngân hàng thương mại có dư nợ cho vay tái cấp vốn thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở gồm: BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank, SHB, SeABank, TPBank, Eximbank, PVCombank, OCB, NamABank, LPBank, VietBank, NCB, VIB, VPBank, SCB.

Trong xu hướng lãi suất huy động tăng và chi phí vốn tăng có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ biên lãi thuần của các ngân hàng, các chính sách hỗ trợ nguồn vốn, thanh khoản với giá rẻ và tạo dư địa tín dụng là động lực lớn cho các TCTD tăng “bơm vốn” cho đối tượng cần được ưu đãi thực sự để mạnh dạn sở hữu nhà ở, an sinh.


Source link