Chi tiết

Chưa cần thiết ban hành bảng giá đất mới

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị UBND TP HCM xem xét tạm hoãn ban hành Bảng giá đất áp dụng từ ngày 1-8-2024 và tập trung xây dựng Bảng giá đất lần đầu áp dụng từ ngày 1-1-2026 theo quy định của Luật Đất đai.

Trước đó, ngày 29-7, Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM công bố thông tin về “Dự thảo Bảng giá đất trên địa bàn TP HCM áp dụng từ ngày 1-8-2024 đến ngày 31-12-2024” (Dự thảo Bảng giá đất).

Theo HoEA, giá đất theo Dự thảo Bảng giá đất tăng phổ biến từ 10-20 lần so với giá đất của Bảng giá đất hiện hành quy định tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 16-1-2020 của UBND TP HCM. 

Trong đó, giá đất của 1 quận và 4 huyện có mức tăng tại một số vị trí lên đến trên 30 lần. Cá biệt có một số vị trí đất tại huyện Hóc Môn tăng đến 51 lần. 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng việc ban hành Dự thảo Bảng giá đất chưa thật cần thiết tại thời điểm hiện nay, bởi TP HCM đã có đầy đủ các quy định về Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất. “Tôi cho rằng Bảng giá đất hiện hành hoàn toàn có thể được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 -12 – 2025″ theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024” – ông Châu nêu ý kiến.

Hiệp hội BĐS TP HCM:

TP HCM chưa cần thiết ban hành bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024

Ông Châu nhìn nhận Dự thảo Bảng giá đất mới nếu được ban hành sẽ nhiều tác động tích cực. Trước hết là có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng… Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ đất sẽ tăng lên.

“Giá đất mới sẽ bảo đảm sự công bằng, hài hòa về lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước đại diện cho lợi ích công cộng…” – ông Châu đánh giá.

Dù vậy, mức giá theo Dự thảo Bảng giá đất sẽ có tác động rất lớn đến rất nhiều cá nhân, hộ gia đình khi được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất”.

Ngoài ra, nó sẽ có tác động đến chi phí đầu vào của nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Trước hết là chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ bị đẩy lên cao hơn, tác động dây chuyền làm tăng giá nhà, giá thuê nhà, tăng chi phí tiền thuê đất, thuê nhà xưởng trong các khu công nghiệp…; đồng thời cũng tác động bất lợi đến cả các dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp thỏa thuận về nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

HoREA cho rằng TP HCM chưa cần thiết ban hành Dự thảo Bảng giá đất mà nên tập trung xây dựng, hoàn thiện “Dự thảo Bảng giá đất lần đầu” để công bố và áp dụng kể từ ngày 1-1-2026 theo quy định tại khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, HoREA đề nghị TP HCM tiếp tục đánh giá tác động của Dự thảo Bảng giá đất lần đầu đối với các đối tượng chịu tác động như:

Người sử dụng đất của hơn 13.000 thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cần “hợp thức hóa” quyền sử dụng các diện tích đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư đô thị ổn định gắn liền với nhà ở hiện hữu.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nhu cầu đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở, đô thị, công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Source link