>>> Lo lãi suất cho vay tăng
Ghi nhận tại cuối tháng 6/2024, lạm phát vẫn ở mức cao.
Cụ thể, lạm phát toàn phần đạt +4,34% trong tháng 6 (so với +4,44% trong tháng 5), với giá cả tăng 0,17% so với tháng trước. Lạm phát vận tải giảm xuống còn +3% (so với +5,6% trong tháng 5) do giá xăng giảm, nhưng điều này được bù đắp bởi sự gia tăng ở các nhóm hàng khác. Lạm phát thực phẩm tăng +4,7% (so với +4,5% trong tháng 5) do giá thịt lợn tăng. Lạm phát nhà ở và vật liệu xây dựng tăng +5,6% (so với +5,3% trong tháng 5), với giá cả tăng 0,35% t/t do chi phí điện và nước tăng. Lạm phát y tế tăng +8% (so với +7,4% trong tháng 5), chủ yếu do việc tăng giá hành chính tại một số địa phương. Chi phí văn hóa, giải trí và du lịch (+2,3% so với +2% trong tháng 5) tăng lên do giá các gói du lịch tăng cao hơn trong kỳ nghỉ hè tháng 6.
Chúng tôi duy trì dự báo lạm phát cho năm 2024 ở mức 3,7%. Áp lực giá (dưới hình thức lạm phát t/t) có thể tăng trong những tháng tới, do đồng VND suy giảm. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết có khả năng sẽ có những tác động mạnh hơn đến lạm phát trong nước nếu áp lực tỷ giá hối đoái kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê (GSO) lưu ý rằng việc tăng mức lương cơ sở của cán bộ công chức lên 30% từ ngày 01/07/2024 có thể làm tăng lạm phát, do các doanh nghiệp tăng giá với dự báo sức mua cao hơn.
GSO cho biết sẽ theo dõi sát giá tiêu dùng, điều chỉnh giá điện, y tế và các dịch vụ giáo dục để giảm thiểu tác động lạm phát.
>>> Ngân hàng cần chia sẻ thực chất: Tăng lãi suất cho vay chậm hơn
Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm cơ bản trong quý III/2024. Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn duy trì lãi suất chính sách sau khi cắt giảm 125 điểm cơ bản trong năm 2023. Áp lực tỷ giá hối đoái vẫn ở mức cao, với việc đồng VND mất giá mạnh kể từ cuối tháng 6 và NHNN đã bán ra 5,5 tỷ USD trong tổng dự trữ ngoại hối 102 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.
Cuối cùng, NHNN có khả năng phải tăng lãi suất chính sách để kiềm chế áp lực lên dự trữ ngoại hối và đối phó với việc lạm phát vẫn đang ở mức cao. Hơn nữa, nền kinh tế đang được phục hồi vững chắc, giúp làm giảm bớt nhu cầu hỗ trợ chính sách tiền tệ.
Tăng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,4%
Chúng tôi tăng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,4%, từ mức 5,8% trước đó. Nhu cầu từ các thị trường nước ngoài dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024, hỗ trợ sản xuất và các dịch vụ liên quan đến thương mại như vận tải & kho bãi.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng cường công suất sản xuất, cho phép Việt Nam nắm bắt được thị phần lớn hơn trong quá trình phục hồi nhu cầu toàn cầu.
Tiêu dùng hộ gia đình dự kiến sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2024. Mặc dù cho đến nay nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa thực sự bứt phá, nhưng niềm tin của các hộ gia đình có thể trở nên lạc quan hơn khi nền kinh tế tăng tốc và các chính sách hỗ trợ được duy trì (chẳng hạn như việc tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến tháng 12/2024).
Bên cạnh đó, thị trường lao động cũng đang dần được cải thiện, với việc số lượng việc làm tăng (+196 nghìn việc làm n/n trong quý II; + 0,4%) và thu nhập tăng +7%. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ (+2,29% so với +2,24% trong quý I) do lực lượng lao động tham gia thị trường gia tăng.
Đánh giá của bạn: