Chi tiết

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/8

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/8 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu MSN

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Bằng phương pháp SoTP, BVSC xác định giá trị hợp lý của MSN của CTCP Tập đoàn Masan là 96.400 đồng/cp, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM. Chúng tôi cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của kết quả kinh doanh cốt lõi cộng với khoản lợi nhuận bất thường từ MSR sẽ mang lại nhiều động lực tích cực cho giá cổ phiếu MSN trong phần còn lại của năm 2024.

Ở góc nhìn thị trường, từ 2018 đến nay, MSN giao dịch ở P/B bình quân 4,8x và phần lớn thời gian giao dịch trong biên độ 2,9–6,6x. Tại giá đóng cửa ngày 14/8/2024, P/B của MSN đang ở mức 3,3x – gần với cận dưới lịch sử.

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PVS

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Sử dụng 3 phương pháp định giá FCFF, FCFE và P/E với tỷ trọng lần lượt là 25%, 25% và 50%, kết hợp với mức thu nhập cổ tức kỳ vọng 700 đồng/cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS – sàn HNX) thông qua, BVSC xác định giá mục tiêu hợp lý cho cổ phiếu PVS là 48.767 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tiềm năng tăng giá 25%.

Một số rủi ro có thể gặp phải đến từ (1) Tiến độ phê duyệt, thực hiện các dự án M&C chậm hơn kế hoạch; và (2) Giá dầu có thể biến động giảm do các rủi ro tiềm ẩn.

Tuy nhiên, các rủi ro nêu trên đều đã được phản ánh trong mô hình định giá với các giả định thận trọng, vì vậy, các rủi ro mà PTSC có thể gặp phải là không quá đáng lo ngại.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu HDG

CTCK MB (MBS)

Trong quý II/2024, doanh thu của CTCP Tập đoàn Hà Đô (HSX: HDG) giảm 7% so với cùng kỳ, chủ yếu do kết quả kém khả quan nhóm điện trong bối cảnh thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, kết quả phần nào được bù đắp do tăng trưởng tích cực nhóm cho thuê văn phòng và dịch vụ khách sạn.

Theo đó, lợi nhuận gộp giảm tương ứng 9% với biên lợi nhuận gộp thu hẹp 1 điểm %. Đáng chú ý, chi phí tài chính ghi nhận mức giảm mạnh 25% do doanh nghiệp chủ động tái cơ cấu các khoản vay cho thủy điện với mức lãi suất thấp hơn, cùng với việc lãi suất thị trường có xu hướng giảm từ đỉnh 2023, hỗ trợ lợi nhuận ròng tăng 110%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2024 vẫn giảm 13% do kết quả kinh doanh giảm mạnh trong quý I/2024, hoàn thành 33% dự phóng của MBS.

Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận ròng chỉ tăng nhẹ 9% đạt 776 tỷ đồng, thúc đẩy bởi sản lượng điện phục hồi trong nửa sau 2024, cùng với đóng góp tích cực từ mảng cho thuê văn phòng và khách sạn.

Chúng tôi kỳ vọng thời điểm mở bán Charm Villa GĐ3 sớm nhất vào cuối 2024, đầu 2025, và dự án dự kiến sẽ là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp trong 2025-2026, trong bối cảnh mảng điện đóng góp dòng doanh thu khá ổn định. Do đó, dự kiến lợi nhuận ròng 2025 tăng mạnh 67 đạt 1.293 tỷ đồng, với giả định Charm Villa sẽ ghi nhận doanh thu từ bán 48% sản phẩm trong năm.

Nhìn sang 2026, chúng tôi kỳ vọng 38% số căn hộ sẽ tiếp tục được ghi nhận và phần còn lại sẽ hoàn thành trong 2027. Theo đó, dự kiến lợi nhuận ròng 2026 giảm nhẹ 6%, đạt 1.215 tỷ đồng.

Chúng tôi khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 33.900 đồng/CP (tăng 7% so với dự báo trước) chủ yếu do quan điểm bớt thận trọng hơn đối với rủi ro pháp lý liên quan đến Điện mặt trời SP Infra 1. Cụ thể, chúng tôi giữ nguyên giá FIT 1 (9.35 cent/kWh) cho dự án thay vì điều chỉnh xuống giá chuyển tiếp (5.01 cent/kWh) như báo cáo trước đó, giúp tăng giá trị dự án thêm 40%. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) Thị trường bất động sản phục hồi tốt hơn dự kiến; 2) Chính sách giá cho năng lượng tái tạo được ban hành sớm hơn dự kiến.

Rủi ro giảm giá bao gồm: Kết luận chính thức và phương án xử lý đối với Hồng Phong 4 có thể trầm trọng hơn dự kiến.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu PLX

CTCK MB (MBS)

Quý II/2024, sản lượng xuất bán ước tính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HOSE: PLX) không thay đổi so với cùng kỳ tuy nhiên doanh thu tăng 12,3% so với cùng kỳ khi giá dầu Brent trung bình tăng 9,4%. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp của PLX cũng cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ khi tỷ lệ sản lượng nhập về từ nước ngoài thấp hơn, hỗ trợ ổn định chi phí kinh doanh thực tế; lợi nhuận ròng cũng tăng 47,5% so với cùng kỳ và tăng 11,8% so với quý trước.

Lũy kế 2 quý đầu năm 2024, doanh thu của PLX tăng trưởng 11,8% , biên lợi nhuận gộp cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng tăng trưởng tích cực 58,6%, hoàn thành kế hoạch doanh nghiệp đặt ra trong cả năm 2024. Mức lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2024 tích cực hơn dự kiến và tương đương 68,9% dự phóng lợi nhuận ròng cả năm 2024 trước đó của chúng tôi.

Chúng tôi cho rằng giá dầu sẽ không tăng đột biến trong nửa cuối năm 2024, từ đó ít gây áp lực trích lập giảm giá hàng tồn kho; tuy nhiên các biến động liên tục có thể khiến PLX chịu ảnh hưởng từ độ trễ của kỳ điều chỉnh. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc điều chỉnh chi phí kinh doanh định mức trong công thức giá cơ sở xăng dầu từ tháng 7/2024 do có thị phần lớn và khả năng kiểm soát chi phí thực tế tốt. Chúng tôi cho rằng việc này sẽ phản ánh đầy đủ hơn vào lợi nhuận của doanh nghiệp kể từ năm 2025, theo đó dự phóng biên lợi nhuận gộp của PLX giai đoạn 2024- 2025 lần lượt đạt mức 6,1% và 6,5%, lợi nhuận ròng tăng trưởng lần lượt 39,2% và 15,4%.

Ngoài ra, Dự thảo 3 Nghị định về Kinh doanh Xăng dầu cũng được chúng tôi kỳ vọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho các thương nhân đầu mối/ phân phối xăng dầu có khả năng kiểm soát chi phí tốt như PLX.

Giá mục tiêu dựa trên 2 phương pháp FCFF và P/E và cao hơn 22.1% so với giá mục tiêu cũ do: (1) Chúng tôi chuyển cơ sở định giá từ cuối 2024 sang giữa 2025, (2) Chúng tôi tăng dự báo EPS giai đoạn 2024-2025 thêm lần lượt 19,5% và 39,2% so với dự phóng trước nhờ kỳ vọng biên lợi nhuận gộp cải thiện do các hỗ trợ pháp lý tích cực. Chúng tôi cho rằng triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp hiện tại đã được phản ánh tương đối vào giá cổ phiếu khi PLX đã tăng 41,3% kể từ đầu năm.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT

CTCK Vietcap (VCI)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua nhưng điều chỉnh giảm 3% giá mục tiêu cho CTCP FPT (FPT) chúng tôi điều chỉnh giảm 3% dự án báo cáo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong giai đoạn 2024-2026 (tương ứng -1%/-2%/-3% trong các năm 2024/2025/2026), đặc biệt đối với các mảng công nghệ thông tin trong nước và quảng cáo trực tuyến, dựa trên kết quả kinh doanh thấp hơn một chút so với dự kiến ​​trong nửa đầu năm 2024 .

Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với dự phóng P/E năm 2024/25 của FPT là 28,8 lần/22,2 lần nên tốc độ tăng trưởng (CAGR) dự phóng EPS của chúng tôi cho giai đoạn 2023 -26 là 26%. FPT đã thực hiện giao dịch với các thanh trượt P/E là 24,5 lần nên với thanh trượt P/E trung bình là 5 năm trong số một số công việc dịch vụ công nghệ thông tin Ấn Độ là 34,5 lần.

Hỗ trợ yếu tố mạnh: Chi tiêu toàn cầu trong thời hạn ngắn và trung hạn cao hơn dự kiến; sản phẩm chất lượng cao hơn dự kiến ​​cho các dự án hiện tại và các dự án/hợp tác với các đối tác toàn cầu trong xu hướng phát triển công nghệ dài hạn tại Việt Nam.

Rủi ro: Chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu thắt chặt hơn dự kiến; tăng trưởng yếu hơn dự kiến/trì các dự án với Nvidia.

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VIB

CTCK MB (MBS)

Thu nhập hoạt động trong quý II/2024 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) đạt 5.039 tỷ đồng (giảm 6,1% so với cùng kỳ và giảm 5,3% so với quý trước) do thu nhập lãi thuần giảm 10,4% trong khi thu nhập ngoài lãi tăng 13,7% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập hoạt động đạt 10.358 tỷ đồng (tăng trưởng 0,6%); trong đó thu nhập lãi thuần giảm 8,3% trong khi thu nhập ngoài lãi tăng 30,6% . NIM giảm mạnh 110 điểm cơ bản là nguyên nhân chính khiến thu nhập lãi thuần suy giảm mạnh. Tăng trưởng tín dụng tại cuối quý II/2024 đạt 4,6%, thấp hơn so với các NHNY đạt 7,6% so với đầu năm.

Thu nhập ngoài lãi được gia tăng chủ yếu từ hoạt động xử lý nợ (tăng 145,4%) và hoạt động kinh doanh ngoại hối khi nhận lãi 315 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 18 tỷ đồng. Chi phí trích lập trong đạt 2.075 tỷ đồng (tăng trưởng 35,8%), trong khi CIR tăng 520 điểm cơ bản lên mức 35,5% khiến lợi nhuận sau thuế 6 tháng giảm 18,4%. Mức lợi nhuận sau thuế trên chỉ đạt 42,4% cả năm 2024 dự báo gần nhất của chúng tôi và đạt 38,4% kế hoạch của ngân hàng.

Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm khi tỷ lệ NPL tại cuối quý II/2024 đạt 3,7%, tương đương với mức đỉnh của quý III/2023. Thay vào đó, nợ nhóm 2 có sự cải thiện khi giảm xuống mức 4,5%, thấp nhất kể từ quý I/2023. Nhìn chung, tỷ lệ nợ dưới chuẩn (nhóm 2-5) đạt 8,1% tại cuối quý II/2024, giảm đáng kể so với cùng kỳ (quý II/2023 là 10,1%) và so với quý trước (9,2%). NPL được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống mức 3,6% trong khi nợ nhóm 2 giảm mạnh xuống mức 4,0% tại cuối 2024.

Chúng tôi giảm giá mục tiêu 12 tháng đối với VIB xuống còn 20.800 đồng/CP (giảm 3,3% so với mức giá dự báo gần nhất) do (i) kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 kém khả quan so với dự báo khiến chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế 9,7%, (ii) giảm P/B mục tiêu xuống còn 1.1x áp dụng cho giá trị sổ sách trung bình 2024-2025 do tỷ lệ NPL vẫn chưa có dấu hiệu tạo đỉnh. Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị trung lập đối với VIB nhờ tiềm năng tăng trưởng 20%/năm cùng mức ROE vượt trội so với ngành.

>> Tải báo cáo


Nguồn tin: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-can-quan-tam-ngay-168-post351688.html