Chi tiết

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 14/10: CTR, FPT, PC1

Chứng khoán Smart Invest (AAS): Khuyến nghị mua CTR

AAS khuyến nghị mua cổ phiếu Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR), giá mục tiêu 137.000 đồng/cp dựa trên luận điểm đầu tư:

Doanh thu hạ tầng cho thuê tăng mạnh: Tính đến tháng 8/2024, CTR sở hữu 8.447 trạm BTS (+57% svck), trong đó có 335 trạm dùng chung (+101% svck), mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt 21.975 trạm BTS, tương ứng gấp khoảng 3 lần so với hiện tại.

Trong tháng 9/2024, bão Yagi đã gây thiệt hại đáng kể đến cơ sở hạ tầng viễn thông ở miền Bắc bao gồm hơn 6.000 trạm BTS bị mất liên lạc/ mất điện. CTR đã và đang tham gia khắc phục hậu quả do bão.

Mảng xây dựng được đánh giá là còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là mảng B2C. AAS kỳ vọng mảng xây dựng nhà ở sẽ dẫn dắt tăng trưởng nhờ lượng backlog lớn từ năm 2023 và lượng backlog mới ký kết trong năm 2024.

CTR đã ký một số hợp đồng/dự án xây dựng đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm, như Khu đô thị Trung Minh B (188 tỷ đồng, TP. Hòa Bình), khu nghỉ dưỡng cao cấp bản Mòng (181 tỷ đồng, tỉnh Lào Cai), Khu đô thị Trung Minh A (158 tỷ đồng, TP. Hòa Bình) và Gem Sky World (68 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai).

Mảng vận hành khai thác vẫn là nòng cốt. Trong năm 2024, CTR đã mở rộng vận hành mạng băng rộng cố định tại tỉnh Mandalay, Myanmar. Trong năm 2023, CTR đã bắt đầu triển khai mảng này tại tỉnh Naypyidaw, Myanmar. Tuy nhiên, AAS vẫn thấy rủi ro chính trị đáng kể ở quốc gia này vì nội chiến (từ năm 2021) vẫn còn tồn tại. Hiện tại, thị trường nước ngoài đóng góp 20%-30% doanh thu cho mảng này.

Viettel trúng đấu giá khối băng tần vàng cho mạng 5G. Viettel trúng đấu giá khối băng tần 2.500 – 2.600MHz, đây là được coi là khối băng tần vàng của mảng 5G do hiệu quả hoạt động vượt trội hơn so với các khối băng tần khác, điều này giúp cho giá trị các trạm BTS trong tương lai của CTR sẽ ở mức cao hơn khi so với các nhà mạng sở hữu khối băng tần khác, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mảng cho thuê trạm BTS.

Chứng khoán MB (MBS): Khuyến nghị khả quan FPT

MBS khuyến nghị khả quan cổ phiếu CTCP FPT (FPT), giá mục tiêu 158.800 đồng/cp dựa trên luận điểm đầu tư:



MBS dự báo doanh thu công nghệ sẽ tăng 24,2%/30,3%/28,2% svck trong năm 2024/2025/2026, nhờ vào: (1) tăng trưởng ổn định từ doanh thu ký mới, (2) chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu tăng mạnh trong năm 2024, (3) đóng góp cao hơn từ thị trường EU.

Doanh thu viễn thông dự báo tăng 11,4%/9,5%/9,1% svck trong năm 2024/2025/2026, nhờ xây mới các Trung tâm Dữ liệu và sự phục hồi trong quảng cáo trực tuyến khi các doanh nghiệp khôi phục ngân sách marketing.

Lợi nhuận ròng của FPT dự kiến tăng 22,5%/21,1%/21,4% svck trong các năm 2024/2025/2026.

FPT hiện đang giao dịch ở mức là 19,8x/16,3x P/E cho năm 2025/2026, thấp hơn 16,8%/31,5% so với P/E trung bình 1 năm là 23,8x. Thêm vào đó, mức P/E này vẫn thấp hơn nhiều so với các đối thủ công nghệ tại Ấn Độ (trung bình 26,5x vào năm 2025). MBS tin rằng FPT vẫn là cổ phiếu hàng đầu cho đầu tư dài hạn với CAGR lợi nhuận ròng 22% trong giai đoạn năm 2024-2026 và tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo AI.

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 14/10: CTR, FPT, PC1
MBS phân tích chỉ tiêu tài chính FPT

Chứng khoán DSC: Khuyến nghị khả quan PC1

DSC khuyến nghị khả quan cổ phiếu CTCP Tập đoàn (PC1), giá mục tiêu 32.500 đồng/cp dựa trên luận điểm đầu tư:

Lĩnh vực xây lắp điện dần trở về hoàng kim: PC1 là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp điện tại Việt Nam. Trong bối cảnh Quy hoạch điện VIII đã được thông qua, PC1 đã được giai trọng trách đảm nhận nhiều dự án lưới điện quan trọng, đặc biệt là đường dây 500kV mạch 3. Tuy nhiên, PC1 vẫn chưa khai thác được thị trường xây lắp nhà máy NLTT tư nhân do hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện.

Thủy điện khả quan nhờ hiện tượng La Nina: Theo Cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam, thủy văn đã chính thức chuyển sang trạng thái La Nina sau tháng 7/2024. Xu hướng này sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực tới mảng Năng lượng của PC1 khi công ty sở hữu 169 MW thủy điện tại khu vực miền Bắc. Ngoài ra, công ty cũng dự kiến khởi công thêm 2 nhà máy thủy điện với công suất 43MW trong quý 3.

Dự định dài hạn trong mảng bất động sản khu KCN: Công ty có dự định phát triển lâu dài trong lĩnh vực phát triển BĐS KCN qua dự án KCN Nomura (sở hữu từ 70 – 100% tùy giai đoạn), đồng thời đầu tư gián tiếp qua CTCP Western Pacific (công ty sở hữu 30% vốn cổ phần). Công ty đặt mục tiêu phát triên hơn 1.500ha bất động sản khu công nghiệp đến năm 2033 với IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) trên 20%.

>> Chip AI giúp doanh thu quý III/2024 của gã khổng lồ ngành bán dẫn TSMC tăng gần 40%



Source link