Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2024, một trong 2 đô thị đặc biệt của Việt Nam đã thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. HCM đã công bố Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn.
Theo như báo cáo được công bố, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2024, TP. HCM đã ghi nhận nguồn thu từ đất đạt 17.000 tỷ đồng.
Trong đó gồm các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng như các khoản chuyển nhượng BĐS, lệ phí cấp Giấy chứng nhận và phí thẩm định hồ sơ.
Những số liệu trong báo cáo cho thấy thị trường BĐS TP. HCM hiện đang có xu hướng hồi phục tích cực, doanh thu năm nay đã tăng 12% so với năm ngoái.
TP. HCM đã ghi nhận nguồn thu từ đất đạt 17.000 tỷ đồng. Ảnh: Báo VnExpress |
Theo như báo cáo, trong năm 2021 (giai đoạn sau dịch Covid-19), tổng nguồn thu từ đất tại TP. HCM đạt hơn 22.094 tỷ đồng.
Năm 2022, do thị trường BĐS phục hồi sau đại dịch mà nguồn thu tăng mạnh lên mức 30.125,8 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 2023 khi thị trường chững lại, nguồn thu từ đất giảm còn 15.011 tỷ đồng.
Dù thị trường BĐS đã ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng hiện vẫn chưa thể trở về giai đoạn sôi động như trước, hiện mới chỉ đạt khoảng 44% so với giai đoạn năm 2022, thậm chí thấp hơn 23% so với giai đoạn Covid-19.
Dù nguồn thu từ đất đai tăng trưởng nhưng công tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua còn nhiều bất cập. Ảnh: Báo Công Thương |
Theo số liệu từ Cục Thuế TP. HCM, trong 9 tháng đầu năm, các khoản thu ngân sách từ đất đai (bao gồm tiền sử dụng đất, thuế đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, giao dịch nhà đất…) đạt 17.050 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, con số này mới chỉ đạt 26% kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu do việc triển khai các dự án trên địa bàn gặp nhiều khó khăn liên quan đến vướng mắc pháp lý, thủ tục đấu giá và yếu tố thị trường.
UBND TP.HCM đánh giá, công tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua còn nhiều bất cập:
Việc triển khai thiếu cơ sở pháp lý, đòi hỏi phải nghiên cứu và đề xuất các chính sách phù hợp.
Luật Đất đai 2024 dù đã được thông qua nhưng cần thêm thời gian để vận dụng vào thực tiễn và tham mưu các quy định, hướng dẫn cụ thể.
Thủ tục liên quan đến đất đai còn chậm trễ, trong khi công tác quy hoạch chung và quy hoạch đô thị điều chỉnh chưa được phê duyệt kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nhiều dự án.
Trong giai đoạn 2025-2030, TP.HCM sẽ tập trung:
Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực thi, làm cơ sở triển khai Luật Đất đai 2024.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, thực hiện số hóa dữ liệu và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Nâng cao tính minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết và giảm chi phí chính thức, không chính thức cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.
Theo dự kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, nguồn thu ngân sách từ đất đai trong giai đoạn 2024-2025 sẽ đạt 32.798 tỷ đồng, trong đó năm 2024 dự kiến thu 22.000 tỷ đồng. Nguồn thu này chủ yếu đến từ: Các khu đất bán đấu giá trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Nghĩa vụ tài chính từ các khu đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm; 32 khu đất khác có nghĩa vụ tài chính bổ sung.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.
Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên. Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người. |