>>> KRX sắp ghi điểm trong triển khai các giải pháp nâng hạng TTCK
Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong đó có nội dung về quá trình nâng hạng TTCK.
Theo bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã tích cực thúc đẩy các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế để nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Bà Mariam Sherman, tân Giám đốc quốc gia của WB cho biết WB sẽ xem xét tiếp tục triển khai chương trình J-Cap đối với TTCK Việt Nam vì vai trò và hiệu quả mà chương trình mang lại trong thời gian qua.
Đây là Chương trình Phát triển thị trường vốn chung do WB hỗ trợ trong giai đoạn 2019 – 2023 nhằm hỗ trợ phát triển TTCK Việt Nam. Theo đó, một loạt hỗ trợ kỹ thuật đã được thực hiện liên quan đến các nội dung: các giải pháp hướng tới nâng hạng thị trường, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy điều chỉnh chứng khoán và TTCK…
>>> Bộ Tài chính nói gì triển vọng của thị trường chứng khoán trong thời gian tới?
Hiện tại, theo đánh giá chung, Việt Nam vẫn cần cải thiện một số điều kiện quan trọng để đáp ứng các tiêu chí xem xét trong việc nâng hạng TTCK.
Chia sẻ ở góc nhìn của Công ty thành viên trên thị trường, bà Lê Thị Lệ Hằng, Tổng giám đốc SSIAM cho biết, một số vấn đề mấu chốt đã và đang tích cực được các cơ quan quản lý thúc đẩy cùng các bên liên quan để cải thiện, gồm:
Thứ nhất là gỡ vướng quy định về ký quỹ (pre-funding) cho các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) để họ được đặt lệnh ngay mà không cần ký quỹ. Ở các nước, điều này đơn giản do có hệ thống thanh toán bù trừ. Tuy nhiên, Việt Nam chưa triển khai nên việc gỡ vướng, đáp ứng quy định này khó khăn hơn. Ngoài ra, NHNN cũng chưa cho các NHTM triển khai thanh toán bù trừ. Do đó trong khi chờ thay đổi, các công ty chứng khoán có thể kiểm tra và hỗ trợ thanh toán hộ cho NĐT.
Thứ hai, là giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (FOL). Cùng với đó là công bố thông tin tiếng Anh song song tiếng Việt, nâng chuẩn báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế IFRS…
Theo đánh giá của WB, nếu FOL vẫn là một hạn chế, Việt Nam có thể sẽ chỉ nhận được dòng vốn ròng tối đa 5 tỷ USD, vì thị trường lúc đó chỉ chiếm chưa đến 1% chỉ số EM toàn cầu. Nhưng nếu FOL được giải quyết hoàn toàn, tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số EM có thể tăng hơn 1%, và điều này có thể mang lại thêm 8-15 tỷ USD khi nâng hạng TTCK.
Việc nâng hạng lên TTCK mới nổi theo đánh giá của FTSE sẽ tạo tiền đề cho nâng hạng tiếp theo và tạo tiền đề cho các đánh giá tốt hơn. Nó không chỉ là giá trị thị trường với vốn ròng cụ thể mà sẽ là bệ phóng cho những năm tới, cùng rất nhiều cơ hội kéo theo.
Cơ hội từ “hiệu ứng” nâng hạng
Theo đánh giá của bà Bùi Thị Thao Ly – Giám đốc Phân tích, Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV), trong nửa sau năm 2024, bên cạnh những kỳ vọng các nhóm ngành hưởng lợi từ việc thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu bước vào mùa cao điểm, về dài hạn sẽ có kỳ vọng dành cho các nhóm ngành được hưởng lợi từ khả năng nâng hạng TTCK.
Theo đó, nhóm thứ nhất hưởng lợi từ động lực tăng trưởng truyền thống như bất động sản khu công nghiệp, logistics, bán lẻ, thép… sẽ là những nhóm ngành tăng trưởng tích cực và thu hút dòng tiền.
Dưới góc độ định giá, SSV cho rằng ngân hàng và bất động sản đang ở vùng định giá hấp dẫn, do đó, kỳ vọng dòng tiền sẽ sớm quay lại khi có cú hích từ vấn đề pháp lý cho lĩnh vực bất động sản. Đây sẽ là tín hiệu sớm cho sự phục hồi và giải tỏa áp lực nợ xấu cho ngân hàng, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trở lại.
“Dài hơi hơn, đón đầu cơ hội nâng hạng thị trường mới nổi, nhóm cổ phiếu có vốn hóa tự do chuyển nhượng lớn, đáp ứng điều kiện để lọt vào rổ chỉ số thị trường mới nổi sẽ có cơ hội thu hút dòng vốn ngoại. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty có lợi thế môi giới khách hàng nước ngoài, cũng sẽ là nhóm hưởng lợi từ tiến trình nâng hạng khi giá trị giao dịch bùng nổ”, Giám đốc Phân tích SSV dự báo.
Việt Nam hiện đang được hai tổ chức quốc tế MSCI, FTSE Russell phân loại là thị trường cận biên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số thị trường này (khoảng 30% tổng tài sản quản lý). Con đường nâng hạng của TTCK Việt Nam thực tế đã được thúc đẩy từ lâu nhưng hiện vẫn còn 1 số điều kiện vẫn đang cần khắc phục. Theo đó, năm 2018, FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai. Đến kỳ đánh giá tháng 3/2024, tổ chức này vẫn giữ Việt Nam trong danh sách chờ nâng hạng. Trong khi đó, tại kỳ đánh giá tháng 6/2023, MSCI vẫn chưa đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng với lý do các tiêu chí không có thay đổi so với kỳ đánh giá một năm trước đó. Theo MSCI, Việt Nam vẫn còn 8/18 tiêu chí cần cải thiện.
Chứng khoán BSC nhận định do các tiêu chí xem xét đánh giá của FTSE Russell đơn giản hơn và chúng ta vẫn đang nỗ lực để cải thiện các tiêu chí, nên đến kỳ đánh giá tháng 9/2024, khả năng TTCK Việt Nam được FTSE xem xét nâng hạng chính thức. Và đến tháng 9/2025, FTSE sẽ chính thức nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi.
Đánh giá của bạn: