Chi tiết

Hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh: Nâng tầm quy mô tổ chức kinh doanh

LTS: Nghị quyết số 82/NQ- CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 đã yêu cầu gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Trên thị trường quốc tế, SK là một đế chế kinh doanh tổng giá trị lớn thứ 2 Hàn Quốc sau Samsung với 153,6 nghìn tỷ Won, tương đương 113 tỷ USD tại tháng 6/2023, theo Nikkei Asia.

“MSN và SK Group là những đối tác dài hạn và sẽ cùng nhau suy nghĩ về lộ trình giảm sở hữu, theo những giao dịch thỏa thuận. Đã có những quỹ đầu tư, nhà đầu tư am hiểu MSN sẵn sàng mua lại

MSN là một trong những khoản đầu tư đáng chú ý của SK Group vào thị trường Việt Nam. Lãnh đạo Masan mới đây cho biết MSN và SK là những đối tác dài hạn và sẽ cùng nhau suy nghĩ về lộ trình giảm sở hữu, theo những giao dịch thỏa thuận. Đã có những quỹ đầu tư, nhà đầu tư am hiểu MSN sẵn sàng mua lại. (Ảnh minh họa)

>>> Hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh: Cần sớm xem xét giảm thuế TNDN

Ở Việt Nam, SK Group đầu tư nhiều công ty song thương vụ nổi đình nổi đám nhất vẫn là rót vốn vào Tập đoàn bán lẻ tiêu dùng lớn nhất Việt Nam – Masan Group, cũng là doanh nghiệp đứng đầu ngành bán lẻ của khu vực châu Á theo xếp hạng Fortune 500 tại 2024. Còn Vingroup với Vinhomes, Vinfast và các mảng hoạt động đa ngành cũng được ví như “Samsung thứ hai”. Có thể nói đây là những tập đoàn “mây tầng nào gặp mây tầng đó”, các thương vụ bắt tay hay rời đi đều có sự ảnh hưởng đáng kể.

Song điều đáng chú ý với SK Group là bên cạnh đó, họ cũng có danh mục đầu tư ở nhiều doanh nghiệp, rải tài sản ở nhiều lĩnh vực, quốc gia khác nhau. Và trước khi đạt được tầm vóc như vậy, gốc gác khởi đầu của họ chỉ là một công ty dệt may trong thập niên 60 và 70, lấn sân vào lĩnh vực lọc hóa dầu (SK Energy), mở rộng sang lĩnh vực viễn thông, phát triển mảng bán dẫn và trong 10 năm trở lại đây, SK đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực năng lượng mới, vẫn được xem như một “huyền thoại sông Hàn”.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh, nhà sáng lập Think Future chia sẻ, từ trường hợp của SK để nhìn lại khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam hiện nay lại đang phải xoay xở trong các lĩnh vực kinh doanh có độ cạnh tranh cao, sẽ thấy đâu là chìa khóa để hỗ trợ doanh nghiệp.

>>> Lực đẩy quyết định tăng trưởng

Đồng bộ các giải pháp

Theo ông Linh, trong nền kinh tế có sự cạnh tranh giữa FDI với nhiều ưu đãi và doanh nghiệp nội địa (phân hóa thành khối Nhà nước và tư nhân, được gọi tắt là “kinh tế nhị nguyên), thì khi các doanh nghiệp trong nước (tư nhân) không tiếp cận được các nguồn lực quan trọng, hệ quả tất yếu là tốc độ tích lũy vốn và công nghệ chậm, làm giảm khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

“Một minh chứng là vốn đầu tư của khối tư nhân. Sau Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư của khối này đã tăng tốc rất nhanh. Trong 3 năm 2017- 2019, trung bình tăng trưởng đầu tư của khối tư nhân là 18%, gấp đôi khối FDI (8%) và vốn đầu tư công (9%). Khối tư nhân đã thực sự là động lực chính kéo tổng đầu tư cũng như cả nền kinh tế trong giai đoạn đó.

Tuy nhiên, sang giai đoạn hậu Covid (2022-2023), đầu tư của khối tư nhân chỉ tăng trung bình 6%/năm, thấp hơn khối FDI (10%) và càng thấp hơn vốn đầu tư công (20%). Thị trường đầu ra co hẹp, thủ tục pháp lý kéo dài, rủi ro kinh doanh gia tăng khiến các doanh nghiệp tư nhân chậm đầu tư phát triển dù họ là khối có sự năng động và hiệu quả cao hơn khối DNNN”, ông Linh ví dụ.

Từ góc nhìn tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, thực tế mô hình kinh tế trọng cung xoay quanh việc khuyến khích nhà sản xuất mở rộng quy mô, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, tăng tính thị trường của nền kinh tế, giảm can thiệp của nhà nước đối với thị trường, tháo gỡ rào cản đầu tư, thực hiện cải cách chương trình an sinh xã hội, khuyến khích đầu tư cung cấp hàng hóa công cộng… đã mang đến hiệu quả tăng trưởng cho nhiều quốc gia trong các thập kỷ qua. Để học tập các kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, việc hoàn thiện chính sách pháp luật về tài chính đóng vai trò quan trọng.

Lưu ý trong các nhóm giải pháp tài chính, theo Bộ trưởng, cần tập trung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đồng thời phát triển doanh nghiệp tư nhân theo hướng hiệu quả, tăng năng lực cho nền kinh tế.


Đánh giá của bạn:



Source link