Chi tiết

Kiểm toán Nhà nước đề nghị kiểm tra việc thoái vốn của Vinachem tại Hóa chất Đức Giang (DGC)

Việc Vinachem thoái vốn khỏi Hóa chất Đức Giang (DGC) nằm trong lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020 của Văn phòng Chính phủ.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra việc thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC). Trường hợp có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông tin trên được Kiểm toán Nhà nước đưa ra tại báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và được cơ quan này đề cập tại báo cáo tổng hợp kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị từ kết quả kiểm toán năm 2023.

Việc Vinachem thoái vốn khỏi DGC nằm trong lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020 của Văn phòng Chính phủ, trực thuộc Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, tháng 10/2021, Vinachem thông báo chuyển nhượng toàn bộ 15.144.090 cổ phần tại DGC cho bên nhận chuyển nhượng là Hóa chất Đức Giang.

Vinachem đã thực hiện giao dịch bán cổ phiếu DGC từ ngày 8/11/2021 đến ngày 7/12/2021. Kết thúc ngày 7/12/2021, tập đoàn đã bán thành công 9.105.000 cổ phiếu DGC và còn lại 6.039.090 cổ phiếu chưa bán hết.

Sau đó, Vinachem đã thực hiện tiếp giao dịch bán cổ phiếu DGC từ ngày 13/1/2022 đến ngày 11/2/2022. Nhưng kết thúc ngày 11/2/2022, cổ phiếu rao bán không thành công.

Vinachem thông báo bán tiếp vào tháng 3/2022. Lần bán này, Vinachem đã bán xong toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu DGC, giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ ngày 3/3 đến ngày 10/3/2022.

>> Hóa chất Đức Giang (DGC) dự kiến lợi nhuận quý II giảm thêm hàng trăm tỷ

Source link