Chi tiết

Lợi nhuận nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục lập đỉnh, nhiều cổ phiếu có dư địa tăng đến 30% trong nửa cuối năm

Trong báo cáo phân tích mới đây, Shinhan Securities đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 của 18 ngân hàng niêm yết trên HoSE sẽ tăng trưởng từ 10% – 20%, lên khoảng 300.000 tỷ đồng, lập đỉnh mới.

Điều này dựa trên các giả định gồm: (1) Tăng trưởng tín dụng đạt 15,5%; (2) NIM ổn định quanh mức 3,6%; (3) Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi tăng 15%; (4) Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi đạt 15%; (5) Chi phí hoạt động tăng 6,5%; (6) Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 1,91% so với mức 1,76% năm 2023.

Lợi nhuận nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục lập đỉnh, nhiều cổ phiếu có dư địa tăng đến 30% trong nửa cuối năm
Dự phóng lợi nhuận trước thuế và nợ xấu nhóm ngân hàng năm 2024 (Nguồn: Shinhan Securities)

Cùng quan điểm, trong báo cáo gần đây, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng lợi nhuận trước thuế nhóm ngân hàng năm 2024 tăng 18% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sự phân hóa có thể xảy ra, mức tăng trưởng cao dồn vào các ngân hàng đẩy được tín dụng ra nền kinh tế và ngược lại.

Hiện tại, P/B của nhóm ngân hàng niêm yết trên HoSE đang ở mức 1,55 lần và P/B forward cho năm 2024 ở mức 1,26 lần nếu giả định theo mức lợi nhuận trên, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 1,8 lần.

Shinhan Securities có định giá một số cổ phiếu có thể tiếp tục tăng đến 30% trong nửa cuối năm so với thị giá ngày 24/6 như HDB (+29,8%), STB (+28,8%), MBB (+28%), ACB (+25,9%)…

Lợi nhuận nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục lập đỉnh, nhiều cổ phiếu có dư địa tăng đến 30% trong nửa cuối năm
Định giá một số cổ phiếu ngân hàng của Shinhan Securities

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank)

Theo Shinhan Securities, HDBank (HDB) đã tham gia tái cấu trúc một ngân hàng yếu, nhờ đó nhận được hạn mức tín dụng tốt hơn so với mức trung bình của ngành. Trong quý I/2024, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đạt 6,2%, thuộc nhóm cao nhất toàn ngành. Dự báo, tăng trưởng tín dụng cả năm là 24%.

HDB có tỷ lệ LDR dưới 75%, thấp hơn nhiều so với hạn mức theo quy định là 85%. Tỷ lệ LDR thấp khi kết hợp với tín dụng tăng trưởng tích cực có thể mở rộng NIM của HDB lên 4,95%.

Sự phục hồi của HDSaison hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng vào nửa cuối năm 2024 dự kiến sẽ mang lại 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho HDB, đóng góp vào tổng lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 16.170 tỷ đồng (+21,4% YoY).

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Năm 2024, Sacombank (STB) dự kiến sẽ bán đấu giá 32,5% cổ phần của nhóm ông Trầm Bê. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, đây là bước cuối cùng của tái cấu trúc sau khi đã hoàn tất xử lý các khoản nợ xấu với VAMC. Khi hoàn thành, STB sẽ trả cổ tức cho cổ đông và thực hiện tăng vốn điều lệ, tìm đối tác chiến lược.

Hiện tại, cơ cấu huy động của STB chủ yếu dựa vào tiền gửi của khách hàng cá nhân. Sau khi tái cấu trúc, STB có thể đa dạng hóa nguồn tiền gửi và giảm chi phí huy động vốn.

Shinhan Securities dự báo tín dụng của STB trong năm 2024 đạt 12%, nợ xấu ở mức 2%, NIM tăng nhẹ lên 3,9%. Thu nhập ngoài lãi có thể tăng trưởng tốt nhờ thị trường phục hồi và việc bán đấu giá thành công các khoản nợ xấu liên quan đến Khu công nghiệp Phong Phú. Từ đó, lợi nhuận trước thuế của STB đạt 12.566 tỷ đồng (+31% YoY).

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank)

MBBank (MBB) dẫn đầu thị trường về chuyển đổi số, số lượng khách hàng đã tăng 39 lần chỉ trong 5 năm qua. CASA dẫn đầu ngành, giúp chi phí vốn ít biến động hơn trong thời gian gần đây, NIM của ngân hàng vẫn duy trì ở một trong những vị trí cao nhất của ngành.

Shinhan Securities kỳ vọng: Tăng trưởng tín dụng của MBB năm 2024 đạt 15,6%; Chi phí vốn bình quân giảm về 3,5% (từ mức 4,37% của năm 2023); NIM ổn định ở mức 4,86%; LRR mục tiêu trên 100% và tích cực thực hiện xóa nợ nội bảng; Nợ xấu quanh mức 2%. Từ đó, lợi nhuận trước thuế của MBB đạt 28.607 tỷ đồng (+8,75% YoY).

>> Dự báo KQKD quý II/2024 của 14 ngân hàng: Lộ diện ‘nhà vô địch’ có lợi nhuận tăng 146%



Source link