6 công ty UPCoM có “câu chuyện” chuyển sàn sang HoSE. Nếu thành công, vốn hóa sẽ cạnh tranh “sòng phẳng” với các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Vingroup, FPT… và tiềm năng vào nhóm VN30.
Hiện tại, Top 6 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn UPCoM bao gồm: VGI, ACV, MCH, MVN, BSR, VEA đều có chung “câu chuyện” về việc chuyển sàn sang HoSE.
Về bước tiến lớn nhất, cổ phiếu BSR đã nộp hồ sơ niêm yết sau khi xóa thành công khoản nợ quá hạn 1.127 tỷ đồng của BSR-BF bằng cách cho phá sản. Đây chính là nút thắt cuối cùng trong 9 điều kiện chuyển sàn, điều đã khiến doanh nghiệp “lỡ hẹn” việc chuyển sàn trong năm 2023. Theo đánh giá của MBS Research, BSR sẽ chính thức niêm yết trên HoSE từ đầu năm 2025.
Gần đây (2/10), HĐQT CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) cũng đã thông qua việc chuyển cổ phiếu lên HoSE và dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
BSC Research đánh giá, nếu cả 6 cổ phiếu này đều chuyển sang HoSE thành công, ACV và BSR sẽ vào nhóm VN30, trong khi POW và BVH bị loại. Cổ phiếu VGI và MVN không đáp ứng tiêu chí giá trị vốn hóa điều chỉnh free-float, còn MCH thì không đáp ứng tiêu chí về khối lượng giao dịch.
Tổng hợp số liệu đến ngày 4/6/2024 |
Bên cạnh đó, BSC Research cũng lưu ý về kỳ đánh giá chỉ số vào tháng 1/2025 sắp tới. Trong trường hợp HoSE không thay đổi bộ quy tắc tính toán chỉ số, với dữ liệu kết thúc vào ngày 30/9/2024, cổ phiếu LPB đã đủ điều kiện vào VN30. Điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu POW có nguy cơ bị loại khỏi VN30.
Tính đến phiên giao dịch ngày 6/10, vốn hóa của LPB xếp sau 16 công ty trong nhóm VN30. Các cổ phiếu trên sàn UPCoM cũng có mức vốn hóa “khủng”, với ACV và VGI lần lượt xếp thứ 3 và 4 về vốn hóa, vượt qua nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác như Vingroup, FPT, Hòa Phát và Vinamilk. Ngay cả công ty xếp cuối trong nhóm là MVN, vốn hóa cũng vượt qua Vincom Retail, SHB, Bảo Việt và POW.