Chi tiết

Nâng hạng thị trường, chiếc ‘chìa khóa vàng’ của Masan (MSN)

Thêm một năm chờ đợi

Theo kết quả phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng ngày 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường chứng khoán cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging Market).

Chứng khoán Việt lại một lần nữa lỡ hẹn gia nhập sân chơi mới nổi. Tuy nhiên, điều này không gây bất ngờ cho giới đầu tư bởi nhiều nút thắt hiện vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là tiêu chí “giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài”.

Một số công ty chứng khoán dự báo, chứng khoán Việt Nam ít nhất phải chờ đến tháng 6/2025 để có khả năng lọt danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, nếu được nâng hạng, cơ hội cho thị trường là không hề nhỏ. Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Việt Nam có cơ hội đón dòng vốn rất lớn từ các quỹ đầu tư lấy MSCI Emerging Market Index làm tham chiếu.

Theo ước tính, vốn hóa của MSCI Vietnam Investable Market Index (MSCI Vietnam IMI) tại thời điểm cuối tháng 5/2024 đạt 32 tỷ USD; vốn hóa MSCI Emerging IMI cũng ghi nhận 7,234 tỷ USD.

VDSC dự báo, nếu được MSCI nâng hạng, tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm 0,44% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Market Index. Điều này đồng nghĩa, một dòng vốn khoảng 4 tỷ USD từ các quỹ đầu tư ngoại tham chiếu chỉ số này sẽ rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam, rót vào các cổ phiếu Việt đang hiện diện trong rổ MSCI Vietnam IMI.

Nâng hạng thị trường, chiếc 'chìa khóa vàng' của Masan (MSN)

Trong Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục MSCI Vietnam IMI hiện tại, HPG là khoản đầu tư lớn nhất với gần 11%; bộ ba cổ phiếu họ “Vin” gồm VHM, VIC, VRE lần lượt xếp các vị trí thứ 2, 3 và 10.

Ở nhóm tài chính, VCB, SSI và VND hiện diện ở Top 5, 7 và 9. Cổ phiếu MSN và VNM là hai đại diện nhóm tiêu dùng góp mặt với các vị thứ thứ 4 và thứ 6.

Đáng chú ý, phần lớn các cổ phiếu này vừa lọt Top 500 công ty lớn nhất Đông Nam Á.

Với riêng Tập đoàn Masan, việc “on Top” đồng thời ghi danh ở Top đầu nhóm tiêu dùng – bán lẻ là dấu ấn nổi bật của Tập đoàn Masan (Mã MSN) trong chiến lược “Go Global” – phụng sự 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Masan kỳ vọng xuất hiện dòng tiền mới

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, chia sẻ câu chuyện liên quan đến chiến lược “Go Global”, Tập đoàn Masan sẽ dồn lực phát triển “viên kim cương gia bảo” Masan Consumer (Mã MCH) để trở thành niềm tự hào trong sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng. Đây sẽ là “đại sứ ẩm thực” được Masan mang ra thế giới, tìm cách đi những bước vững chắc trong hành trình mang ẩm thực Việt Nam ra 8 tỷ người tiêu dùng thế giới với các nhãn hiệu mạnh.

Theo quan sát, sau nhịp chiết khấu kéo dài, cổ phiếu MSN đã tăng 37% từ đầu tháng 11/2023 tới nay. Khối ngoại cũng mua ròng trở lại ở cổ phiếu này trong một tháng gần nhất.

Tại báo cáo cập nhật hồi đầu tháng 6, Chứng khoán SSI nâng giá mục tiêu 12 tháng đối với cổ phiếu MSN lên mức 93.400 đồng.

Nâng hạng thị trường, chiếc 'chìa khóa vàng' của Masan (MSN)
Diễn biến giá cổ phiếu MSN

Theo SSI, đà tăng trưởng của Masan sẽ tiếp tục duy trì sang năm 2025, theo đó MSN có thể đạt 98.000 tỷ đồng doanh thu (+9,8% YoY) và 2.800 tỷ đồng lợi nhuận cốt lõi (+157% YoY). Trong khi MCH và TCB được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng hiện tại, lợi nhuận của các công ty con khác bao gồm WCM, MML và MSR sẽ tiếp tục được cải thiện hơn và chi phí lãi vay giảm có thể đóng vai trò là động lực tăng trưởng lợi nhuận.

Trước mắt trong quý II/2024, lợi nhuận dự kiến của Masan được dự báo sẽ cải thiện khá tốt so với cùng kỳ. Mặt khác, thông tin liên quan đến kế hoạch chia cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt/niêm yết HoSE của MCH hoặc ghi nhận số tiền từ việc thoái vốn HCS sẽ là các yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu.

Nâng hạng thị trường, chiếc 'chìa khóa vàng' của Masan (MSN)
Nguồn: MSN, SSI ước tính

Xét về dài hạn, Chứng khoán SSI đánh giá, Masan có thể là một đại diện cho câu chuyện tăng trưởng tiêu dùng và bán lẻ của Việt Nam trong tương lai. Cổ phiếu MSN được ước tính sẽ thu hút dòng vốn ngoại nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên mới nổi.

>> Masan Group (MSN): Quả ngọt đầu tiên từ chiến lược ‘Go Global’



Source link