Chi tiết

Nhà máy của Hòa Phát đều hoạt động tối đa công suất sau 2-3 năm vận hành, ‘cú đấm thép’ 85.000 tỷ đồng có là ngoại lệ?

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cho biết, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đến nay đã hoàn thành 80% tiến độ phân kỳ 1 và 50% phân kỳ 2. Phân kỳ 1 dự kiến sẽ có sản phẩm chạy thử vào cuối năm 2024. Theo kế hoạch, dự án bắt đầu vận hành từ quý I/2025.

Hòa Phát Dung Quất 2 có quy mô 280ha tại Quảng Ngãi, tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng và công suất 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC)/năm. Đây sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho giai đoạn sau 2024 của Tập đoàn Hòa Phát.

Chứng khoán Funan ước tính, nhà máy này sẽ mang về 80.000 – 100.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Con số này gần bằng doanh thu cả năm 2023 của Hòa Phát là gần 119.000 tỷ đồng. Thời kỳ đỉnh cao nhất vào năm 2021, Hòa Phát đạt doanh thu gần 150.000 tỷ đồng khi giá thép tăng nóng.

Nhà máy của Hòa Phát đều hoạt động tối đa công suất sau 2-3 năm vận hành, 'cú đấm thép' 85.000 tỷ đồng có là ngoại lệ?
Nguồn: Chứng khoán Funan

Nếu nhìn về quá khứ khi xây dựng các Khu liên hợp thép Hải Dương 2, Hải Dương 3, Dung Quất 1, thời điểm đi vào hoạt động đều trùng với chu kỳ mới của bất động sản và thép. Nhờ vậy, các nhà máy này đều chạy tối đa công suất sau 2 – 3 năm vận hành.

Thời điểm Dung Quất 2 đi vào hoạt động, Hòa Phát đứng trước cơ hội lớn từ làn sóng đầu tư hạ tầng mạnh mẽ trong nước. Theo ước tính của Global Infrastructure Outlook, tới năm 2025, Việt Nam sẽ cần khoảng 22,2 tỷ USD nguồn vốn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Với mức tăng trưởng trung bình khoảng 4,3%/năm, con số này sẽ là 31,9 tỷ USD vào năm 2040.

Đặc biệt, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam tổng vốn đầu tư 67 tỷ USD đang được Hòa Phát nhắm đến. Tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát cho biết đã nghiên cứu dòng sản phẩm thép đường ray cao tốc từ 2 – 3 năm nay và khẳng định doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu dự án đường sắt cao tốc.



“Nếu Chính phủ, Thủ tướng giao cho doanh nghiệp làm, thì Hòa Phát có thể làm nhiều loại thép cung cấp cho dự án (đường sắt cao tốc Bắc – Nam), không riêng thép đường ray” – ông Long khẳng định.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam – “Miếng bánh” Hòa Phát không thể bỏ lỡ?

Nhà máy của Hòa Phát đều hoạt động tối đa công suất sau 2-3 năm vận hành, 'cú đấm thép' 85.000 tỷ đồng có là ngoại lệ?
Nguồn: Chứng khoán Funan

Theo Nghiên cứu kỹ thuật về Đường sắt cận cao tốc của ALMEC Corporation cho thấy, công trình thử nghiệm Tuyến Long Thành (Thủ Thiêm – Long Thành) đang phù hợp về công nghệ và kỹ thuật để triển khai xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Từ đó, Chứng khoán Funan dựa vào vào bảng thống kê chi phí dự toán theo phương án thực nghiệm tuyến Tuyến Long Thành của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), tính toán ra chi phí cho mỗi km đường sắt cao tốc là 1.145 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng công trình, đường ray, nhà ga đạt mức 417,5 tỷ đồng/km chiếm 36,48% tổng chi phí. Xét riêng toàn tuyến Bắc – Nam với tổng chiều dài 1.559km, chi phí xây dựng công trình, đường ray, nhà ga có thể lên mức 650.907 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trong 10 năm, nếu phân bổ đều, mỗi năm các hạng mục trên giải ngân 65.000 tỷ đồng. Con số này chiếm quá nửa doanh thu ước tính 80.000 – 100.000 tỷ đồng/năm của Hòa Phát Dung Quất 2.

Từ sự chuẩn bị nhiều năm và tính quan trọng để giải bài toán kênh tiêu thụ cho “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng, “miếng bánh” đường sắt cao tốc Bắc – Nam trở thành thứ Hòa Phát khó có thể bỏ lỡ.

>> Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu hơn 34.000 tỷ đồng trong quý III/2024, hé lộ thời điểm chạy thử dự án Dung Quất 2



Source link