Chi tiết

NT2: Thách thức sụt giảm lượng điện sản xuất và doanh thu

>>>NT2 lỗ “trong kế hoạch”

Trong bối cảnh các mỏ khí ở khu vực Đông Nam Bộ cạn kiệt, NT2 đối mặt với rủi ro thiếu hụt nguyên liệu đầu vào khiến cho lượng điện sản xuất và doanh thu sụt giảm - Ảnh: NT2.

Trong bối cảnh các mỏ khí ở khu vực Đông Nam Bộ cạn kiệt, NT2 đối mặt với rủi ro thiếu hụt nguyên liệu đầu vào khiến cho lượng điện sản xuất và doanh thu sụt giảm – Ảnh: NT2.

Theo Chứng khoán KBSV, trong quý I/2024, Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) ghi nhận kết quả kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu đạt 262 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng lỳ và lỗ ròng 158 tỷ đồng.

Đà suy giảm doanh thu đến từ tổng sản lượng điện được huy động ở mức thấp trong quý I/2024, đạt 152 triệu kWh, giảm 86% so với cùng kỳ và sản lượng điện hợp đồng đạt 127,89 triệu kWh, giảm 87,7% so với cùng kỳ. Đồng thời, NT2 cũng ghi nhận giá bán điện trung bình sụt giảm -15% ở mức 1.728 VNĐ/kWh, chủ yếu đến từ việc gia tăng phát điện trên thị trường cạnh tranh.

KBSV cho biết, sau thời điểm tổ máy Tuabin khí tích lũy đủ 100.000 giờ vận hành trong quý I/2024, NT2 có ghi nhận một khoản thu nhập khác 70 tỷ đồng do đánh giá lại hàng tồn kho đối với vật tư dự phòng. Ngoài ra, chi phí trả trước của NT2 cũng tăng mạnh đạt 1,5 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2023 và tiếp tục tăng lên 2,7 nghìn tỷ đồng vào quý I/2024.

Theo đó, NT2 có nghĩa vụ bao tiêu thanh toán cho GAS với sản lượng khí tự nhiên được hai bên xác định trước, do đó phần chưa sử dụng sẽ được NT2 trả trước. Khoản này sẽ được doanh nghiệp sử dụng trong vòng 4 năm sau hơp đồng. NT2 đánh giá chi phí trả trước này sẽ được sử dụng hết trong vòng 4 năm tới.

Mặc dù đỉnh El-nino đã diễn ra vào tháng 1 và tình hình thời tiết chuyển dần sang pha trung tính trong quý I/2024, các nhà máy thủy điện vẫn duy trì hoạt động tích trữ nước theo chỉ đạo của EVN nhằm đáp ứng cao điểm phụ tải vào mùa nóng, dẫn đến các nhà máy nhiệt điện được gia tăng công suất, với đóng góp chính của nhiệt điện than và nhiệt điện khí, đạt 41,33 tỷ kWh, tăng 22,66% so với cùng kỳ và 6,12 tỷ kWh, giảm 11,35% so với cùng kỳ, tương đương 57,85% và 8,63% tổng sản lượng cả nước. Với lợi thế giá thành rẻ hơn điện khí, điện than được tăng cường huy động và đạt kỷ lục về công suất phát điện tối đa (Pmax)/công suất lắp đặt vào tháng 5/2024 là 83,43%.

Bước sang quý II/2024, KBSV kỳ vọng sản lượng điện khí huy động của toàn ngành sẽ được tăng cường huy động ở mức 8 tỷ kWh, giảm 19% so với cùng kỳ do EVN cần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cao vào mùa cao điểm.

“Chúng tôi đánh giá việc các nhà máy điện than được đẩy cao công suất gần ngưỡng tối đa sẽ hạn chế khả năng EVN tiếp tục huy động từ nguồn này và điều chỉnh giảm sản lượng để hạn chế rủi ro hỏng hóc dẫn tới bảo trì. Khi này thủy điện sau thời gian tích nước tại các hồ sẽ được EVN ưu tiên huy động đáp ứng phụ tải tăng cao mùa cao điểm nhờ vào giá thành sản xuất thấp hơn so với điện than”, KBSV đánh giá.

Đối với điện khí, KBSV cho rằng, mặc dù chịu rủi ro cạnh tranh với thủy điện và năng lượng tái tạo (NLTT) tại khu vực miền Nam, đây là nguồn điện chạy nền duy nhất có vai trò tương tự điện than để bảo đảm công suất ổn định phát lên lưới điện, do vậy vẫn sẽ được ưu tiên huy động cùng với thủy điện thay thế điện than.

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 14/6, cổ phiếu NT2 đạt

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 14/6, cổ phiếu NT2 đạt thị giá 22.150 đồng/cổ phiếu.

Cho cả năm 2024, Công ty Chứng khoán này dự báo tăng trưởng phụ tải năm 2024 đạt 6% (tương đương mức tăng trưởng 5,73% của 3 tháng đầu năm) và sản lượng điện khí được huy động đạt 26,98 tỷ kWh, giảm 7,89% so với cùng kỳ.

Với việc các tổ máy của NT2 đã hoạt động ổn định sau khi trải qua đại tu năm ngoái, KBSV dự báo sản lượng cả năm 2024 của NT2 đạt 2.705 tỷ kWh, giảm 6,95% so với cùng kỳ, tương đương hiệu suất hoạt động bình quân 42%.

Mặc dù vậy, đơn vị này cũng cho rằng, trong bối cảnh các mỏ khí ở khu vực Đông Nam Bộ cạn kiệt, NT2 đối mặt với rủi ro thiếu hụt nguyên liệu đầu vào khiến cho lượng điện sản xuất và doanh thu sụt giảm. Mới đây, Bộ Công thương đã phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng (LNG). Theo đó, mức giá bán điện tối đa của các nhà máy sử dụng LNG là 2.591 đồng/kWh, tương đương với giả định suất tiêu hao nhiệt 6.330,2 BTU/kWh và giá khí LNG (chưa bao gồm thuế GTGT, chi phí lưu trữ và vận chuyển) là 12,976 USD/ triệu BTU.

“Việc Bộ Công thương ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện LNG năm 2024 sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký kết Hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa chủ đầu tư các dự án điện LNG với EVN. Khi đã có PPA, các chủ đầu tư các dự án điện LNG sẽ có cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án”, KBSV đánh giá.

Đồng thời cho rằng, giá bán điện LNG mà Bộ Công thương vừa phê duyệt là khá cao so với mặt bằng giá các loại nguồn điện đang vận hành. Nếu chủ đầu tư các dự án điện LNG vẫn mong muốn tỷ lệ bao tiêu điện năng (Qc) – tức là mong muốn EVN cam kết huy động sản lượng điện từ các nhà máy này từ ở mức 72-90% trong toàn bộ thời hạn hợp đồng, thì người sử dụng điện sẽ phải chi trả tiền điện cao hơn.


Đánh giá của bạn:



Source link