Chi tiết

Ông Trump dọa đánh thuế Stellantis 100% nếu chuyển sang Mexico

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự cuộc vận động tranh cử của mình tại Cao đẳng Cộng đồng Macomb ở Warren, Michigan, Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 11 năm 2024. Ảnh REUTERS/Brian Snyder

Trả lời tại một cuộc diễn thuyết bầu cử ở ở bang chiến trường Michigan, nơi một diễn giả cho biết công ty sản xuất ô tô Chrysler, thuộc sở hữu của Stellantis, đang có ý định chuyển sản xuất của họ sang Mexico, ông Trump tuyên bố:

“Hãy nói với Stellantis rằng nếu họ có kế hoạch di chuyển, chúng tôi sẽ đánh thuế 100% đối với mọi chiếc ô tô của họ… và họ sẽ không di chuyển nữa”.

Ông Trump và thuế quan Mỹ

Thuế quan và đánh thuế dường như là một trong những món bài tủ của ông Trump trong những lần diễn thuyết bầu cử.

Ông Trump dự định sẽ đánh thuế mạnh đối với các sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ, cụ thể là áp đặt mức thuế tối thiểu ít nhất 20% và có thể cao hơn đối với tất cả hàng nhập khẩu nước ngoài và mức thuế 60% đối với tất cả các sản phẩm từ Trung Quốc.

Theo các chuyên gia và các nhà kinh tế, “thuế quan của ông Trump là một ý tưởng khủng khiếp”. Họ cho rằng nếu áp dụng mức thuế quan mới này, chính các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả giá. Những nhà nhập khẩu buộc phải đưa tiền thuế họ phải trả vào giá của các mặt hàng nhập khẩu, kết quả là người tiêu dùng Mỹ phải trả nhiều tiền hơn để có được những món hàng đó.

Hơn thế nữa, các kế hoạch kinh tế của ông Trump ưu tiên người giàu chứ không phải các gia đình lao động hay tầng lớp trung lưu.

Phân tích của Ủy ban phi đảng phái về Ngân sách Liên bang có trách nhiệm cho thấy các đề xuất của ông Trump sẽ làm thâm hụt ngân sách lên gần 8 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi so với kế hoạch của Harris.

Ông Trump muốn gia hạn cắt giảm thuế bất động sản và thuế thu nhập để mang lại lợi ích cho những người Mỹ giàu có, theo đó sẽ cắt giảm thuế đối với 5% người giàu nhất trong khi tăng thuế đối với những người khác.

Ông cũng đề nghị cắt giảm thuế suất doanh nghiệp xuống còn 15% và đề xuất cắt giảm thuế có thể làm giảm nguồn tài trợ cho An sinh xã hội.

“Đất nước chúng ta chưa có mức thuế cao như mức mà ông Trump đề xuất kể từ cuộc Đại suy thoái, khi thuế quan Smoot-Hawley năm 1930 đã đào chúng ta sâu hơn vào cái hố đó”, theo phân tích của cây bút Miriam Sapiro.

Ông Trump tuyên bố rằng thuế quan ảnh hưởng đến các chính phủ và công ty nước ngoài, nhưng trên thực tế, người Mỹ mới là người bị tổn thương.

Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, thường chuyển chi phí gia tăng của họ cho phía công ty và người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Do đó, những người Mỹ bình thường sẽ buộc phải trả nhiều tiền hơn cho những thứ hàng ngày như cà phê, quần áo và gas.

Trên thực tế, điều này trở thành một loại ‘thuế’ lũy tiến vì việc tăng giá tác động đến túi tiền của những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình khó hơn nhiều so với những người giàu.

Ngược lại, các nhà sản xuất Mỹ sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn đối với đầu vào từ nước ngoài mà họ cần để sản xuất sản phẩm.

Với ít sự cạnh tranh nước ngoài hơn, một số công ty Hoa Kỳ các nhà sản xuất cũng sẽ phải tăng giá, đẩy lạm phát lên cao, cây bút Miriam Sapiro phân tích.



Nguồn