Chi tiết

Phân hóa nhìn từ ngân hàng

LTS: Việc hợp tác trong quan hệ kinh doanh nói chung và bảo hiểm – ngân hàng nói riêng (bancassurance) đều hướng đến mục tiêu chung là 2 bên cùng có lợi. Khi không còn “tiếng nói chung” thì sự chia tay, ở góc độ tích cực cũng sẽ tốt cho tất cả các bên tham gia…

banca 1
Tăng trưởng doanh thu bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Nguồn: Bộ Tài chính, Mirae Asset

Lãnh đạo một ngân hàng cho rằng, với các quy định theo Luật các TCTD 2024 và xu hướng thị trường, ngân hàng muốn phục hồi phân phối bảo hiểm qua hệ thống của mình (bancass), đang phải tái cấu trúc, “nâng cấp” lại hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm, tập trung vào chất lượng nhân sự với năng lực tư vấn tốt hơn, đồng thời nâng cao giám sát, quản lý chất lượng hợp đồng.

Ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết, theo Nghiên cứu Tâm lý Người tiêu dùng ASEAN (ACSS) 2024, bảo hiểm và y tế đang được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm so với quốc gia khác. Tuy nhiên, khi nói về bệnh hiểm nghèo hoặc thương tật vĩnh viễn thì tỷ lệ quan tâm bảo hiểm nhân thọ và y tế lại đi sau so với quốc gia khác. “Có thể do đặc thù từ cơ cấu dân số trẻ, chưa quan tâm nhiều về yếu tố rủi ro trong tương lai. Nhưng biến động toàn cầu và sau Covid-19, người tiêu dùng đã nghĩ khác đi. Vì vậy, các tổ chức tài chính đều sẽ quan tâm thúc đẩy hiểu biết tài chính và tăng tỷ lệ mua bảo hiểm của người dân trong thời gian tới”, ông Paul Kim lí giải.

Đồng quan điểm, chuyên gia Tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn cho rằng do triển vọng về nhu cầu và do phí upfront cao nên các ngân hàng vẫn sẽ hợp đồng với các đơn vị bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, là mở rộng theo chiến lược, tham vọng riêng. Đây chính là mấu chốt của sự phân hóa những “nhánh” làm bảo hiểm theo cách riêng. Chẳng hạn xét trên thị trường, hầu hết các ngân hàng lớn đều đã có quan hệ đối tác banca, như: STB – Daiichi Life (quy mô 3,3 nghìn tỷ); TCB – Manlife (vừa hủy và ước tính phí đền hủy hợp đồng khoảng 1,3 nghìn tỷ); ACB -SunLife (8,6 nghìn tỷ); VPBank -AIA (5,5 nghìn tỷ); VCB – FWD (9 nghìn tỷ); CTG – Manulife (5 nghìn tỷ); VIB – Prudential; LPB -Daiichi Life (1,6 nghìn tỷ)…

Mặt khác trên thị trường hiện tại cũng có hàng loạt ngân hàng sở hữu các Công ty bảo hiểm. Ví dụ MB sở hữu cùng lúc 2 Cty bảo hiểm MIC và MB Ageas Life; BIDV sở hữu BIC và liên doanh BIDV MetLife; Trong hệ sinh thái HDBank – Sovico có HD Insurance; VPBank mua Công ty bảo hiểm và đổi tên thành OPES; hay Techcombank mới thành lập công ty bảo hiểm TechcomIns… Tất cả các nhà băng này cũng đều có công ty chứng khoán.

“Việc các ngân hàng xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện để cung cấp các dịch vụ từ ngân hàng truyền thống đến quản lý tài sản, bảo hiểm, chứng khoán… là tất yếu. Song nó cũng có thể gây ra sự cạnh tranh ngay trong chính ngân hàng với vai trò một kênh phân phối. Vì vậy, kênh bancass cần sự xác lập nền tảng minh bạch, tôn trọng quyền lựa chọn của khách hàng”, chuyên gia nhận định.n


Source link