Trong đợt tái cấu kỳ này, Quỹ ngoại mua vào 5,7 triệu cổ VPB sau nhiều phiên bán ròng. Mấy phiên gần gây các quỹ cũng tiếp tục mua ròng cổ phiếu VPB. Điển hình phiên giao dịch ngày 29/10, khối ngoại mua 14,1 triệu cổ phiếu VPB với tổng giá trị giao dịch lên tới 286 tỷ đồng; Phiên giao dịch ngày 28/10, khối ngoại mua vào 4 triệu cổ phiếu VPB tổng giá trị giao dịch 82 tỷ đồng; Phiên giao dịch ngày 25/10, khối ngoại mua vào 7,1 triệu cổ phiếu VPB với tổng giá trị giao dịch 144,5 tỷ đồng.
Như vậy, sau nhiều phiên bán ròng cổ phiếu VPB tiếp tục được sự quan tâm của khối ngoại. Theo VNDirect, các chỉ số mới trong rổ này sẽ có hiệu lực từ ngày 04/11/2024, do đó thời hạn để các quỹ ETF mô phỏng hoàn thành tái cân bằng danh mục là ngày 01/11/2024.
VNDirect cho biết sau kỳ rà soát quý 4/2024, rổ chỉ số VN Diamond sẽ bao gồm 19 cổ phiếu, trong đó có 10 cổ phiếu ngân hàng với tỷ trọng vốn hóa thị trường được giới hạn ở mức 40%, và 9 cổ phiếu thuộc các nhóm ngành khác. Hiện các quỹ ETF mô phỏng chỉ số VN Diamond bao gồm: DCVFM VN Diamond ETF, MAFM VN Diamond ETF, BVFVN Diamond ETF, KIM Growth Diamond ETF và ABF VN Diamond ETF. Tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ này là khoảng 13,5 nghìn tỷ đồng.
VPB vừa mới đây công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với nhiều điểm sáng, đặc biệt là lợi nhuận trước thuế đạt 5.187 tỷ đồng, tăng hơn 66% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 13.861 tỷ đồng, tăng trưởng 67,42% so với năm ngoái, khẳng định hiệu quả trong chiến lược kinh doanh.
Thu nhập từ lãi quý 3 của VPB đạt 19.607 tỷ đồng, trong khi ngân hàng đã thành công trong việc giảm 28,94% chi phí lãi, giúp thu nhập lãi thuần tăng 37,56% so với cùng kỳ, đạt 12.155 tỷ đồng. Các mảng đầu tư khác của ngân hàng đạt kết quả tích cực. Hoạt động ngoại hối ghi nhận lãi 96 tỷ đồng, cải thiện đáng kể từ mức lỗ 63 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng tăng 31,53%, đạt 116,8 tỷ đồng, và chứng khoán đầu tư tăng 44%, đạt hơn 17 tỷ đồng. Nhờ quản lý chi phí hiệu quả VPB báo lãi trước thuế 13.861 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 67,67%.
Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng tài sản của VPB đạt 858.884 tỷ đồng, tăng 5,05% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 619.866 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4%, và tiền gửi khách hàng tăng 7,55%, đạt 475.782 tỷ đồng.
Đánh giá về VPB, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Tín dụng bán lẻ và cho vay bất động sản là những trụ cột chính trong tăng trưởng cho vay của VPB. Hơn nữa, nhờ sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược SMBC (tập đoàn tài chính lớn thứ 2 Nhật Bản), VPB có cơ hội mở rộng phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng FDI và các tập đoàn đa quốc gia. VPB là một trong số ít ngân hàng có NIM cải thiện. NIM của VPB mở rộng 12 điểm bình quân so với cuối năm 2023 – cao nhất toàn ngành nhờ lãi suất cho vay khách hàng trung bình thuộc nhóm cao nhất thị trường và khả năng tối ưu chi phí huy động vốn.
Với sự hậu thuẫn của SMBC, VPB dễ dàng huy động được nguồn vốn quốc tế với lãi suất thấp. VPB đã huy động thành động công 400 triệu USD khoản vay hợp vốn trung dài hạn từ các tổ chức tài chính lớn dưới sự thu xếp của SMBC vào năm 2023, nâng tổng số khoản vay được hậu thuẫn bởi SMBC lên 1,7 tỷ USD trong giai đoạn từ 2020-2023.
Năm 2023, VPB đã hoàn thành thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Qua đó trở thành ngân hàng có CAR mạnh nhất (17%). Nền tảng vốn lớn giúp VPB cải thiện sức mạnh bảng cân đối và có sức chống chịu cao hơn khi những đối mặt với những thách thức vĩ mô.
Với nỗ lực thu hồi nợ, nâng cao chất lượng tài sản và chiến lược cho vay hướng đến những phân khúc bền vững hơn, FE Credit đang từng bước giảm lỗ và dự kiến sẽ chuyển từ lỗ sang lãi trong tương lai gần. Do vậy, PHS khuyến nghị nhà đầu tư trung hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu VPB cho mục tiêu trung hạn 24.600 đồng/cp…
Source link