Chi tiết

SBBS chuyển nguồn vốn bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành sang cho vay margin

SBBS chuyển nguồn vốn bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành sang cho vay margin

CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (SBBS) vừa thông qua nghị quyết HĐQT điều chỉnh phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, thay vì sử dụng toàn bộ số tiền để bù bắp vốn chủ sở hữu còn thiếu với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán đồng thời bổ sung thêm nghiệp vụ kinh doanh, SBBS sẽ dùng toàn bộ số tiền thu được để bổ sung nghiệp vụ kinh doanh và vốn cho vay giao dịch ký quỹ.

Số vốn để bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (165 tỷ đồng) như kế hoạch trước đó sẽ được dùng để làm vốn bổ sung cho vay giao dịch ký quỹ (100 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động cho các nghiệp vụ, môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán và các chi phí hoạt động khác (50 tỷ đồng).

Công ty vẫn duy trì kế hoạch bổ sung vốn 50 tỷ đồng cho nghiệp vụ tự doanh.


Chi tiết thay đổi phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu của SBBS


Nguồn: SBBS

Theo kế hoạch, SBBS sẽ chào bán cổ phiếu 200 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Dù được ĐHĐCĐ thường niên thông qua nhưng kế hoạch này cùng một số nội dung khác trình đại hội từng vấp phải phiếu chống của nhóm cổ đông đại diện cho 8.49 triệu cp (tương đương tỷ lệ 28.3% vốn).

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 (tỷ lệ dự họp 93.6%), ở phần biểu quyết thông qua chương trình đại hội, có gần 19.56 triệu cp (chiếm 69.73% số cổ phần dự họp, 65.2% vốn) bỏ phiếu tán thành và gần 8.49 triệu cp (chiếm 30.27% số cổ phần dự họp) phiếu không tán thành. Số phiếu không tán thành đến từ nhóm 4 cổ đông không tán thành việc đưa tờ trình phương án chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ vào chương trình đại hội. Mặc dù vậy, với tỷ lệ biểu quyết như trên, đại hội vẫn thông qua chương trình làm việc.

Ở phần bỏ phiếu thông qua các nội dung tờ trình, nhóm 4 cổ đông kể trên đã đưa phiếu không tán thành với 4 nhóm vấn đề.

Cụ thể, không tán thành phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.


Ông Huỳnh Đào Hoàng Nam từng là Trưởng phòng phát triển kinh doanh của Mitsubishi Heavy Industries, Ltd (10/2012-04/2021) và ở vị trí tương tự tại Mitsubishi Power Asia Power Pacific (04/2021-10/2021). Từ tháng 12/2022 đến nay, ông Nam là Phó Giám đốc phát triển kinh doanh tại Sojitz Việt Nam.

Không tán thành việc bầu ông Huỳnh Đào Hoàng Nam (sinh năm 1987) làm Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026. Vị này có trình độ kỹ sư tại Đại học kỹ thuật Tokyo và thạc sỹ quản trị kinh doanh tại University of Haiwaii, Manor.

Hai vấn đề khác mà nhóm 4 cổ đông có ý kiến không tán thành là tờ trình về việc bổ sung nghiệp vụ kinh doanh (gồm tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán) và quy chế quản trị nội bộ về quản trị công ty, quy chế hoạt động của HĐQT, quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát.

Kết quả các tờ trình vẫn được thông qua, ông Nam vẫn được bầu vào HĐQT SBBS với tỷ lệ 69.73%. HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi bổ sung gồm: bà Nguyễn Thị Hương Giang – Chủ tịch HĐQT, 4 Thành viên HĐQT còn lại là ông Phạm Trí Hiếu, ông Phạm Hoài Nam, ông Kouk Wee Kiat, ông Derek Chin Chee Seng và ông Huỳnh Đào Hoàng Nam.

Trừ các nội dung trên, ĐHĐCĐ đã thông qua nhiều nội dung với tỷ lệ tán thành 100%.


Tóm tắt biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 29/03/2024 của SBBS


Nguồn: SBBS

Với việc không dùng vốn cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, phải chăng nhóm cổ đông nắm trên 65% vốn SBBS đã có sự nhượng bộ với nhóm cổ đông còn lại?


Cơ cấu cổ đông của SBBS


Nguồn: SBBS

Năm 2024, SBBS đặt mục tiêu tổng doanh thu ở mức 12.4 tỷ đồng, tăng khoảng 58% so với thực hiện 2023. Lãi trước thuế 356 triệu đồng, lãi sau thuế ở mức tương ứng. Năm trước, SBBS lỗ ròng gần 7.3 tỷ đồng. Kết thúc quý 1, Công ty lỗ ròng 2.2 tỷ đồng.



Kết quả kinh doanh hàng quý của SBBS

Yến Chi

FILI



Source link