Chi tiết

Tập đoàn toàn cầu hiến kế Việt Nam nâng tầm chuỗi cung ứng bán dẫn

Ông Chong Chan Pin – Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu, Tổng Giám đốc sản phẩm và giải pháp của Kulicke & Soffa khẳng định: khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành bán dẫn như cơ sở hạ tầng, giao thông tốt và yếu tố quan trọng nhất là con người. Lao động trẻ, ham học hỏi sẽ là nguồn nhân lực, nhân tài làm việc trong các nhà máy.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn
Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn

Trong đó, Việt Nam có tình hình chính trị – xã hội ổn định; lực lượng lao động có kỹ năng đang làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp có thể tiếp cận với AI giúp công việc trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Ngánh bán dẫn tại Việt Nam đang phát triển nhanh và đạt những thành tựu qua các năm. Nhìn nhận sâu hơn có thể thấy rõ việc Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, vấn đề then chốt nằm ở việc nhân sự có được cải thiện hay không?

Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc Marvell Việt Nam Lê Quang Đạm, có 3 điểm chính cần được nhìn nhận ở Việt Nam cho thấy sự cải thiện chất lượng nhân sự những năm gần đây.

Đầu tiên, Chính phủ đã kế hoạch, chiến lược rõ ràng để phát triển ngành bán dẫn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Thứ hai là trong ngành giáo dục, nhiều cơ sở đào tạo có chương trình mới hỗ trợ đào tạo nhân lực bán dẫn, trong vòng 1 năm qua số kỹ sư đã tăng lên đến 50%.

Thứ ba là nhìn vào những con số startup và những công ty mới ở Việt Nam thì quả thực là rất lớn.

ong Le Quang Dam
Ông Lê Quang Đạm – Tổng Giám đốc Marvell Việt Nam

Đây là 3 thành tựu lớn góp phần thúc đẩy cho cam kết của Việt Nam trong phát triển ngành bán dẫn, giúp Việt Nam trở thành đối tác rất đổi mới sáng tạo và có tính cạnh tranh.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng lao động Việt Nam cần phải duy trì thiết lập quan hệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp; có các chính sách của Chính phủ về các chương trình ưu đãi về visa, nhà ở để thu hút người tài như các chuyên gia nước ngoài đến làm việc góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho các ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào nam giới, cần mở rộng sự đa dạng cho các lao động nữ, lao động ở các dân tộc ít người có cơ hội được đào tạo và tham gia vào các ngành công nghiệp hiện đại để không chỉ tạo ra thu nhập cho bản thân mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và giảm tình trạng di cư lao động ra các thành phố lớn.

Cuối cùng, để đến gần hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cải thiện các chính sách xuất nhập khẩu, hải quan. Ông Michael Phạm, Giám đốc điều hành & Nhà sáng lập Fab9 mong muốn giấy phép và các thủ tục pháp lý được cải thiện theo hướng nhanh gọn, giảm thời gian cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, thời gian vận chuyển hàng hoá có thể rút ngắn lại để tiết kiệm được thời gian và chi phí cho những chuyến hàng.

Nguồn