Bộ Tài chính đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Cổ phiếu SAB của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (sàn HoSE) tăng gần 30% từ nửa sau tháng 4. Kết phiên 7/6, mã có giá gần 68.000 đồng.
Tuy nhiên, cổ phiếu SAB đã điều chỉnh trở lại trong 5 phiên gần nhất. Kết phiên sáng 14/6, cổ phiếu VN30 này giảm 3,7% về 63.200 đồng; khối lượng giao dịch tăng đột biến với gần 2,6 triệu đơn vị – cao hơn mức trung bình 20 phiên (1,74 triệu cp).
90% doanh thu của Sabeco đến từ bán bia |
Nguyễn nhân cổ phiếu giảm mạnh đến từ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lộ trình 2026-2030 của Bộ Tài chính; nhiều mặt hàng bia, rượu có thể chịu mức 100%.
Cụ thể, Bộ vừa công bố dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), lấy ý kiến nhân dân và dự trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025.
Hiện mức thuế với rượu dưới 20 độ là 35%, rượu trên 20 độ và bia là 65%, mức thuế này áp dụng với cả các loại đồ uống có cồn, thực phẩm khác được lên men từ trái cây, ngũ cốc; đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
Bộ Tài chính đánh giá, mức thuế hiện tại còn thấp, chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội. Mặt khác, các mức cũ chưa giúp thực hiện được một số mục tiêu đề ra của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nêu tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (có nghiên cứu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với mặt hàng có hại cho sức khỏe và môi trường).
Do đó, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất lộ trình tăng thuế với các mặt hàng bia, rượu trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
>> Xem chi tiết lộ trình tăng thuế
Sau khi tăng thuế, giá bán năm 2026 sẽ tăng 10% (theo phương án 1) và 20% (theo phương án 2) so với năm 2025, các năm tiếp theo giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.
Theo Bộ Tài chính, áp dụng thuế suất cao là cần thiết nhằm nâng nhận thức và hành động về tác hại do dùng nhiều rượu, bia. Thuế suất cao giúp giảm tiêu thụ, hạn chế lạm dụng sản phẩm này.
Hướng đi nào cho Sabeco?
Về phần Sabeco, được biết hoạt động bán bia là chủ lực đem về khoảng 90% doanh thu quý/năm cho công ty. Phần lớn sản phẩm bia của công ty như Saigon Chill, Saigon Special, Sài Gòn Export Đỏ, Sài Gòn Lager… chủ yếu có nồng độ cồn dưới 5%.
Kết quả kinh doanh của Sabeco 4 năm gần nhất. Năm 2024, Sabeco đặt mục tiêu tăng 12,9% doanh thu lên 34.397 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 7,6% lên 4.580 tỷ. |
Dù mức độ tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm bia rượu dưới 20 độ chậm hơn song nếu được Quốc hội thông vừa giữa năm sau có thể tác động trực tiếp đến câu chuyện kinh doanh của Sabeco. Nhất là khi các doanh nghiệp bia – rượu – nước giải khát hiện vẫn đang chịu tác động từ Nghị định 100/2019 về kiểm soát nồng độ cồn.
Mục tiêu áp thuế nhằm giảm tiêu thụ, hạn chế lạm dụng sản phẩm có cồn của Bộ Tài chính đồng thời cho phép doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm. Dù vậy, việc các doanh nghiệp như Sabeco có thể cân bằng được bài toán kinh doanh vẫn còn là dấu hỏi.
Xác định bia không cồn là bước đột phá lớn, Bia Sài Gòn 333 không độ hay Sagota không độ là sản phẩm được Sabeco nghiên cứu và phát triển. Các sản phẩm không độ có thể giúp doanh nghiệp trách được việc phải chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, sản phẩm bia không độ hiện còn rất mới lạ cũng như thói quen không thích thay đổi và dung thử những cái mới của người tiêu dùng.
Đáng nói, hồi đầu năm 2023, Bộ Tài chính từng lấy ý kiến về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm là bia không độ. Tuy nhiên, theo đại diện Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam, cần phải có sự tính toán cụ thể bởi đây đang là sản phẩm được khuyến khích sản xuất tại luật phòng chống tác hại rượu bia với mục đích giảm lượng tiêu thụ sản phẩm có cồn.
>> Sabeco (SAB) chuẩn bị bao nhiêu lít bia cho mùa EURO và Olympic 2024?