Chi tiết

Thị trường ure đã bão hòa, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam tìm kiếm ‘chìa khóa’ tăng trưởng ở đâu?

Vì sao nói thị trường ure đã bão hòa?

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dự báo nguồn cung ure thế giới trong năm 2024 sẽ được đảm bảo chủ yếu từ các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc và Nga.

Cụ thể, ước tính trong quý II/2024, công suất sản xuất ure của Trung Quốc tăng lên 188.000 tấn/ngày, cao hơn mức trung bình cả năm 2023 là 14%. Tổng công suất thiết kế các nhà máy ure tại nước này là 60 triệu tấn/năm, trong đó tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 50%. Mùa vụ cao điểm của Trung Quốc thường diễn ra trong 6 tháng đầu năm, với việc công suất sản xuất dư thừa, thị trường kỳ vọng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm.

Thị trường ure đã bão hòa, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam tìm kiếm ‘chìa khóa’ tăng trưởng ở đâu?
Công suất sản xuất và chi phí sản xuất ure của Nga và Trung Quốc

Mặt khác, với trữ lượng khí dồi dào, giá thành sản xuất ure tại Nga chỉ bằng một nửa so với các nhà máy tại Châu Âu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu chào bán mức giá cạnh tranh hơn.

Ở bên mua, Ấn Độ và Brazil là hai nước nhập khẩu ure lớn nhất thế giới, ước tính tổng sản lượng ure nhập khẩu từ hai nước này khoảng 13-14 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng ure nhập khẩu toàn cầu.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng phân bón diễn ra trong giai đoạn 2021 – 2022, khi giá phân bón tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp và an ninh lương thực quốc gia, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu và bảo hộ nguồn nông nghiệp nội địa, chính phủ hai nước có kế hoạch gia tăng công suất sản xuất ure.

>> Chính thức bước vào chu kỳ tăng giá ure, lợi nhuận Đạm Cà Mau (DCM) dự báo bùng nổ

Thị trường ure đã bão hòa, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam tìm kiếm ‘chìa khóa’ tăng trưởng ở đâu?
Hai nước nhập khẩu ure lớn nhất thế giới đang tiến tới việc tự chủ sản phẩm này

Trong đó, Ấn Độ sẽ nâng công suất thiết kế lên 9,3 triệu tấn trong giai đoạn 2023 – 2030, đồng nghĩa sản lượng ure nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ giảm dần qua các năm, dự kiến giảm về 4 triệu tấn trong năm 2024 từ mức 7,6 triệu tấn trong năm 2023.

Với Brazil, trong Định hướng phát triển Ngành Phân bón giai đoạn 2022 – 2050, nước này đặt kế hoạch tự chủ được 55% nhu cầu tiêu thụ ure nội địa và giảm sản lượng nhập khẩu khoảng 15% mỗi năm. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu ure của Brazil giảm 25% so với cùng kỳ.

Với diễn biến trên, VDSC dự phóng sản lượng tiêu thụ ure nội địa tương đương năm 2023 vì giá bán trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 5-10%, do đó nguồn phân bón nhập khẩu giá rẻ hơn có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Cùng với đó, triển vọng xuất khẩu không còn nhiều khi nguồn cung thế giới được đảm bảo và tổng công suất sản xuất phân bón nội địa đã vượt hoặc gần như tương đương nhu cầu tiêu thụ mỗi năm, khiến thị trường phân bón gần như bão hòa, cơ hội gia tăng sản lượng từ nhu cầu tăng là không lớn.

Thị trường ure đã bão hòa, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam tìm kiếm ‘chìa khóa’ tăng trưởng ở đâu?
Công suất sản xuất của ure và phân lân đã vượt nhu cầu nội địa mỗi năm

NPK – ‘chìa khóa vàng’ cho các doanh nghiệp phân bón

Hiện nay, thị trường NPK nội địa phân tán khi các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh chiếm 52% thị phần, trong khi 2 doanh nghiệp có sản lượng lớn nhất nước là BFC và LAS chỉ chiếm lần lượt 15% và 19%.

Thị trường ure đã bão hòa, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam tìm kiếm ‘chìa khóa’ tăng trưởng ở đâu?
Miếng bánh thị phần NPK hiện tại

So với mức đỉnh trong tháng 6/2022, NPK có tốc độ giảm giá chậm hơn các loại phân đơn khác, đồng thời duy trì được giá bán ổn định hơn các loại phân đơn, nguyên chính là do tính kinh tế loại phân bón này mang lại. Ước tính ure đầu vào chiếm gần 50% chi phí sản xuất NPK, Kali và phân lân chiếm lần lượt 28% và 22%. Do đó, biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp sản xuất NPK thường biến động ngược chiều với diễn biến giá ure.

VDSC đánh giá những doanh nghiệp gia nhập sau với công nghệ hiện đại hơn và chủ động trong chiến lược kinh doanh sẽ là một nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần của các công ty có vị thế lâu năm trên thị trường nhưng ít năng động hơn, điển hình là BFC (gia nhập từ năm 2012). Công ty không có kế hoạch cải tiến công nghệ sản xuất, cũng như chưa có kế hoạch mở rộng kênh phân phối trong thời gian tới.

Thị trường ure đã bão hòa, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam tìm kiếm ‘chìa khóa’ tăng trưởng ở đâu?
NPK có ưu điểm là có tốc độ giảm giá chậm hơn so với các dòng phân bón khác

Trong năm 2024, do mảng ure đã bão hòa nên hầu hết các doanh nghiệp lớn như Đạm Phú Mỹ (DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) đều muốn gia tăng thị phần tại phân khúc NPK. Gần đây nhất là thương vụ mua lại nhà máy sản xuất NPK Hàn – Việt (KVF) của DCM, công suất 360.000 tấn/năm, giúp nâng tổng công suất NPK của DCM lên 660.000 tấn/năm. Sau khi được mua lại cuối quý I/2024, DCM kỳ vọng nhà máy KVF sẽ bắt đầu có lãi gộp từ quý II/2024, ước tính khoảng 3% – 5%.

Với DPM, doanh nghiệp này đã thâm nhập thị trường NPK từ cuối năm 2018 nhưng sản lượng tiêu thụ hằng năm chỉ dao động từ 40% – 50% công suất thiết kế. Phân khúc NPK của DPM mới phục hồi trong quý I/2024 với biên lợi nhuận gộp đạt 5%, trong khi ghi nhận lỗ gộp trong 4 quý liền kề trước đó.

Mặc dù có lợi thế về tự chủ nguồn ure đầu vào, VDSC đánh giá việc thâm nhập vào thị trường NPK của các doanh nghiệp lớn như DPM và DCM vẫn cần thời gian và các chiến lược phù hợp.

>> Đạm Cà Mau (DCM) và ba kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh trong năm 2024



Source link