Chi tiết

Việt Nam đặt mục tiêu 11 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán đến năm 2030

Từ nay đến năm 2030, thị trường cần ghi nhận thêm 3,1 triệu tài khoản chứng khoán mở mới, tương ứng mỗi tháng ghi nhận mới khoảng 40.000 tài khoản.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 624/QĐ-UBCK ngày 3/6/2024 phê duyệt Chương trình hành động của UBCKNN triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 theo Chiến lược chung đã được Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt tháng 12/2023 và tháng 4/2024.

Việt Nam đặt mục tiêu 11 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán đến năm 2030
Hình minh họa

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt ra nhiều mục tiêu bao gồm:

– Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025 và đạt 120% GDP vào năm 2030;

– Dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP) vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP (dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP) vào năm 2030;

– Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20-30% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030;

– Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ lên mức 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Cũng theo chiến lược, Chiến lược phấn đấu số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Theo ghi nhận tại báo cáo cập nhật mới nhất của Trung Tâm lưu ký Chứng khoán (VSDC), hiện có khoảng 7,9 triệu tài khoản trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo mục tiêu này, từ nay đến hết năm 2030, thị trường cần ghi nhận thêm 3,1 triệu tài khoản chứng khoán mở mới (không tính số lượng tài khoản đóng lại), tương ứng mỗi tháng ghi nhận mới khoảng 40.000 tài khoản – con số không quá khó nếu xét trung bình trong 3 năm trở lại đây.

>> 18 doanh nghiệp vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng, VHM Top 10, VIC Top 11

Source link