Ngày 25/6, Ủy ban châu Âu công bố quy định về việc gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép thêm hai năm nữa, cho đến sau ngày 30/6/2026.
Văn bản nêu rõ: “Thời hạn của biện pháp bảo vệ phải được giới hạn trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục thương tích nghiêm trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh từ phía các nhà sản xuất Liên minh”.
Ngoài ra, thời hạn tối đa của biện pháp tự vệ là 8 năm, ngoại trừ các nước đang phát triển là thành viên WTO. Điều này có nghĩa là Liên minh châu Âu (EU) chỉ có thể gia hạn biện pháp tự vệ hiện tại đến tối đa là ngày 30/6/2026.
Việt Nam gia tăng lượng thép xuất khẩu vào EU (Nguồn: Cơ quan Thống kê châu Âu) |
Theo Ủy ban châu Âu, trong giai đoạn năm 2022 – 2023, nhập khẩu thép từ một số quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Indonesia.. đã tăng mạnh bất chấp biện pháp tự vệ đang được áp dụng. Cụ thể, Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã đạt được tốc độ tăng trưởng công suất từ 35% – 95%, trong khi nhu cầu thép giảm hoặc tăng nhẹ. Một số nền kinh tế khác ở Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi cũng đang chứng kiến mức tăng trưởng mất cân đối (ví dụ: Iran, Pakistan và Algeria).
Ngược lại, khối lượng sản xuất của các nhà sản xuất của EU giảm 11% vào năm 2022 và 14% vào năm 2023 so với năm 2021 dù năng lực sản xuất vẫn ổn định. Do đó, việc sử dụng công suất có xu hướng giảm dần, đạt mức rất thấp 67% vào năm 2023.
Tiêu thụ tại thị trường nội địa của các nhà sản xuất EU bắt đầu giảm 8% vào năm 2022 và 14% vào năm 2023 khi so sánh với năm 2021.
Với thị trường xuất khẩu, EU cũng gặp khó khăn khi các nước khác áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại. Ví dụ: tháng 8/2023, Mexico đã tăng thuế nhập khẩu từ 15% lên 25% đối với một số sản phẩm thép; tháng 2/2024 Brazil tăng thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép; tháng 4/2024, Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm thép sang Israel…
Biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép khiến Việt Nam để được miễn thuế tự vệ sẽ phải duy trì tỷ trọng xuất khẩu ở dưới mức 3% tổng kim ngạch EU nhập nhẩu đối với từng loại sản phẩm, nếu vượt hạn ngạch, mức thuế nhập khẩu phải nộp cho phần vượt là 25%.
>> ‘Mối nguy’ với Hòa Phát (HPG) và Formosa ngày càng gia tăng