Chi tiết

Việt Nam sẽ có thêm 11 thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch, nhiều tỉnh giáp các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… hướng tới mục tiêu lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch cho nhiều tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với định hướng đáng chú ý là nhiều tỉnh lân cận các thành phố lớn sẽ phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bắc Ninh hướng đến trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc. Với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8-9%/năm, tỉnh dự kiến GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 346,6 triệu đồng vào năm 2030.

Ngoài ra còn có tỉnh “bé hạt tiêu” Vĩnh Phúc. Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I và phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau năm 2030. Tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 10,5-11%/năm, với GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 285 triệu đồng.

Theo quy hoạch tỉnh Hà Nam, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại, với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 11,2%/năm và GRDP bình quân đầu người trên 230 triệu đồng.

Đặt mục tiêu đến năm 2050, Thái Nguyên sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, và là trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước. Tăng trưởng GRDP dự kiến đạt 8-8,5%/năm, với GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 216 triệu đồng.

Tỉnh Hưng Yên đã có lộ trình quy hoạch để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2037, với mục tiêu đến năm 2030 có 3 quận: TP Hưng Yên, Văn Giang, và Văn Lâm.

Theo quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với mô hình không quận, thay vào đó là các vùng nội thị gồm các thành phố liên kết với nhau qua hạ tầng hiện đại. Bảy thành phố trực thuộc Quảng Ninh sẽ bao gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái – Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, và Vân Đồn.

5/8 tỉnh giáp Hà Nội, 1 tỉnh giáp Hải Phòng sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương

Theo quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, tỉnh đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Bình Dương sẽ trở thành trung tâm phát triển năng động của khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 10%/năm, với GRDP bình quân đầu người năm 2030 khoảng 15.800 USD.

Mục tiêu đến năm 2050, Đồng Nai sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, dẫn đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, với trọng tâm là kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Tỉnh cũng sẽ trở thành trung tâm giao thương quốc tế và nơi tập trung trí thức, nhân tài.

Đến năm 2030, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sẽ đạt tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò là cực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ.

Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt

3/6 tỉnh giáp TP HCM đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc Trung ương

Tại miền Trung, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển khá và đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh sẽ tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thừa Thiên – Huế là một trong những tỉnh sớm nhất sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Đến năm 2030, Huế sẽ là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam và một trong những trung tâm văn hóa, du lịch, y tế lớn của khu vực Đông Nam Á.



Nguồn tin