Chi tiết

Vinamilk có thêm nhà máy trung hòa carbon mới nhờ đẩy mạnh Net Zero 2050

Nhà máy Nước giải khát Việt Nam nhận chứng nhận quốc tế về Trung hòa carbon (PAS 2060:2014) từ Viện Tiêu chuẩn Anh Quốc (BSI) hôm 20/4.

Như vậy, Vinamilk hiện sở hữu 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa carbon, tiếp tục tiến gần hơn đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Ông Lê Duyên Anh, Tổng giám đốc BSI Việt Nam (bên trái) trao chứng nhận trung hòa carbon cho ông Nguyễn Thế Hòa - Giám đốc Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (bên phải) hôm 20/4. Ảnh: Vinamilk

Ông Lê Duyên Anh, Tổng giám đốc BSI Việt Nam (trái) trao chứng nhận trung hòa carbon cho ông Nguyễn Thế Hòa, Giám đốc Nhà máy Nước giải khát Việt Nam (phải) hôm 20/4. Ảnh: Vinamilk

Theo chứng nhận, tổng lượng carbon được trung hòa tại Nhà máy Nước giải khát Việt Nam là 3.410 tấn CO2e. Kết quả này đến từ nỗ lực kép: cắt giảm phát thải trong sản xuất đồng thời duy trì quỹ cây xanh để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, nhiều năm nay, nhà máy thực hiện các giải pháp sản xuất xanh, thân thiện với môi trường như ứng dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; sử dụng công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm năng lượng như tuần hoàn nhiệt tại khâu tiệt trùng sản phẩm, tuần hoàn nước tại khâu làm mát sản phẩm…

Năm 2023, nhà máy đã ghi nhận và triển khai 6 sáng kiến giúp tiết kiệm điện, năng lượng từ chính nhân viên của đơn vị. Bên cạnh đó, nhà máy cũng áp dụng nhiều hoạt động như: sử dụng máy xử lý thức ăn thừa thành phân bón cho cây cối, máy thu gom phân loại vỏ hộp sản phẩm để tái chế, sử dụng xe đạp xe điện trong nội khu, trồng thêm mảng xanh, trình duyệt và lưu trữ hồ sơ online thay cho in giấy…. giúp “xanh hóa” môi trường làm việc.

Hiện tỷ lệ năng lượng xanh, sạch (gồm năng lượng mặt trời, CNG…) chiếm hơn 92% năng lượng tiêu thụ tại nhà máy. Theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính, lượng phát thải của nhà máy năm 2023 đã giảm 30% so với năm 2022. Nhà máy đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn mực quốc tế như chứng nhận năng lượng ISO 50001, chứng nhận môi trường ISO 14001 và nay là chứng nhận về trung hòa Carbon PAS 2060:2014.

Nhà máy nằm tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đi vào hoạt động từ năm 2010, hiện có công suất thiết kế hơn 282 triệu sản phẩm mỗi năm và đang sản xuất các dòng sản phẩm phổ biến của Vinamilk như sữa chua uống Susu và Yomilk, sữa bột pha sẵn cho người lớn Sure Prevent, nước uống Icy…

Dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng, tự động hóa cao tại Nhà máy Nước giải khát Việt Nam. Ảnh: Vinamilk

Dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng, tự động hóa cao tại Nhà máy Nước giải khát Việt Nam. Ảnh: Vinamilk

Hồi tháng 5/2023, Vinamilk đã công bố chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050 (đặt mục tiêu cắt giảm 15% phát thải khí nhà kính vào 2027, 55% vào năm 2035 và tiến đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050). Giai đoạn này, 2 đơn vị khác của Vinamilk là Nhà máy sữa Nghệ An và Trang trại bò sữa Nghệ An là những đơn vị đầu tiên trong ngành sữa đạt chứng nhận đạt trung hòa carbon theo PAS 2060:2014.

Theo ông Lê Duyên Anh, Tổng giám đốc BSI Việt Nam, việc kiểm kê, đánh giá đầy đủ và chi tiết về phát thải sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn để xây dựng lộ trình cắt giảm, tiến đến trung hòa một cách bài bản. Ông cũng cho rằng, các thực hành của Vinamilk “hoàn toàn có thể là ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp đang đi trên lộ trình xanh hóa chính mình và đóng góp cho mục tiêu Net Zero chung của Việt Nam”.

Sản xuất xanh là một trong 4 định hướng chiến lược được Vinamilk xác định để tiến đến mục tiêu Net Zero gồm chăn nuôi bền vững – sản xuất xanh – logistics thân thiện môi trường – tiêu dùng bền vững. Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk cho biết, với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện ở cả 4 khía cạnh này, doanh nghiệp sẽ có thêm những đơn vị đạt trung hòa carbon trong tương lai gần, khẳng định sự kiên định và quyết liệt trong việc giảm thiểu “dấu chân carbon” trên tiến trình đến Net Zero như cam kết. “Vinamilk sẽ nỗ lực hơn nữa để hành trình của mỗi sản phẩm của chúng tôi đến tay người tiêu dùng sẽ ít dần những dấu chân carbon”, ông Lê Hoàng Minh khẳng định.

Các chương trình về Net Zero của Vinamilk được nhân viên đón nhận và tích cực đóng góp. Ảnh: Vinamilk

Các chương trình về Net Zero của Vinamilk được nhân viên đón nhận và tích cực đóng góp. Ảnh: Vinamilk

Doanh nghiệp hàng đầu ngành sữa Việt hiện áp dụng gần 20 hệ thống quản lý chuẩn quốc tế cho toàn bộ chuỗi hoạt động, nhằm đảm bảo sản phẩm không chỉ đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn đảm bảo các khía cạnh liên quan phát triển bền vững. Vinamilk cũng đang tích cực làm việc cùng với các đơn vị tư vấn, các chuyên gia hàng đầu về phát triển bền vững ngành sữa trong và ngoài nước để xây dựng các giải pháp phù hợp nhất cho điều kiện thực tế của Việt Nam.

Song song với các hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, Vinamilk đã và đang triển khai các dự án nhằm hình thành các bể hấp thụ carbon với quy mô lớn như: duy trì, phát triển quỹ cây xanh hiện hữu tại trang trại, nhà máy; Dự án bảo tồn diện tích rừng tự nhiên hơn 1.000 ha tại Xiêng Khoảng, Lào; Dự án Khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Cánh rừng Net Zero trong khuôn khổ Hoạt động trồng cây hướng đến Net Zero 2050 hợp tác cùng Báo Tài nguyên và Môi trường…

Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong tham gia sáng kiến toàn về của ngành sữa “Pathways to Dairy Net Zero”. Năm 2023, Vinamilk là thương hiệu có tính bền vững cao nhất tại Việt Nam, thuộc Top 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu (theo Brand Finance).

Hoàng Anh


Nguồn tin: https://vnexpress.net/vinamilk-co-them-nha-may-trung-hoa-carbon-moi-nho-day-manh-net-zero-2050-4737949.html